TRÍ HUỆ CUNG [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá TRÍ HUỆ CUNG gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

TRÍ HUỆ CUNG nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Đức Phạm Hộ Pháp khởi tạo TRÍ HUỆ CUNG và khai mở vùng phụ cận vào cuối năm Đinh Hợi (1947) và ngày hoàn thành là ngày Đức Phạm Hộ Pháp trấn pháp Trí Huệ Cung, 15-12-Canh Dần (dl 22-1-1951).

Đức Phạm Hộ Pháp có đọc một bài diễn văn tại Trí Huệ Cung ngày 17-8-Tân Mão (dl 17-9-1951), có sự hiện diện của ông Tỉnh Trưởng Tỉnh Tây Ninh, để giới thiệu với ông Tỉnh Trưởng và chánh quyền đời, vùng đất nơi Trí Huệ Cung do Đạo Cao Đài khai mở, nay giao lại cho chánh quyền đời để tiếp tục mở mang rộng lớn thêm.

Sau đây xin trích một đoạn trong bài Diễn văn nầy:
“Từ ngày Đức Chí Tôn giáng cơ mở đạo đến nay, phần đông con cái của Người đến nương sống nơi đây, mới đủ sức lực mở mang điền địa.

Bần đạo thấy đặng sự thật là: Ta có đủ điền địa phì nhiêu mà nuôi dân phu phỉ, nhưng phú hữu của nó chưa quá khác, vì ai cũng biết lâm sản của nó mà không nỡ phá hại đặng mở mang điền địa. Cả lợi tức trong một hạn lệ từ năm mở tới 10 năm sau đặng thâu một mối lợi tân khai tân khẩn, vẫn bao giờ cũng làm cho chánh phủ cầm quyền buổi nọ e dè, không nhứt quyết. Bần đạo vì phải tầm phương sanh sống cho Đạo nên đã mạo hiểm từ trên 20 năm, thắng nỗi khó khăn trở lực, ngày nay điền địa bổn xứ ta khai mở quá nhiều rồi, tưởng khi trong năm mười năm nữa đây, dân bổn tỉnh khỏi phải mua gạo lúa miền Trung và Hậu Giang, mà sống vì nguồn lợi sẽ phu phỉ.

Khoảng đất ngày nay đặng tên Thiên Hỷ Động nầy, trước 20 năm, đây là rừng rậm, nên đã xin khai khẩn, song họ chỉ ăn cây và củi của nó, chớ không đủ sức mở mang cho nổi.

Bần đạo thấy địa thế của nó rất nên tốt đẹp và đất địa của nó là thứ phì nhiêu, nên nay khai mở cho thành khoảnh, cái đẹp của nó, hôm nay ta vui thấy đây đã đáng giá, trót cả 10 năm nhọc nhằn.

Bần đạo đã cỡi ngựa ruồng khắp vùng nầy. Được hiểu rằng đất nầy sẽ trở nên quí báu cho dân bổn xứ, xóm Trường Hòa, Ngài (Đức Hộ Pháp gọi ông Tỉnh Trưởng Tây Ninh) đã thấy rõ là một làng rừng, chớ không phải mảy may là thành thị, mà hôm nay đã trở nên một đô thị tối tân và đẹp đẽ, chẳng phải đẹp mà thôi, mà nó sẽ trở nên giàu có nữa mà chớ.
Bởi thế cho nên, Bần đạo mở con đường An Nhàn Lộ và bắc cây cầu Đoạn Trần Kiều, đặng làm cho ngọn suối không còn là chướng ngại vật nữa, mà là con kinh thiên nhiên giúp cho sự mở mang vườn ruộng.

Con đường nầy liên hiệp với con đường sẽ mở từ Trường Hòa vô vùng Thiên Hỷ Động mà Bần đạo đặt tên là Trường Xuân Lộ, rồi lại hiệp luôn với con đường ra Cẩm Giang mà Bần đạo lại đặt tên là Thiên Thọ Lộ.

Các cơ thể của Bần đạo đã gầy nên là quyền xã hội, tức là quyền của chánh phủ và của dân, nên nay Bần đạo phải làm lễ mở các tân lộ ấy và giao nó lại cho Ngài sử dụng.
Cử chỉ ấy chẳng qua là Bần đạo thi hành y theo chơn pháp Cao Đài giáo, khi đời chịu thống khổ thì Đạo phải giúp đời. Phận sự của Bần đạo đã xong, bây giờ là phận sự của quan lớn.

Dân đã cho Bần đạo hiểu rằng, con đường mới nầy nó sẽ cho khách du hành đặng 4000 thước tây gần hơn chúng ta sẽ đi trên hai con đường lộ ấy đặng về Châu Thành, coi có quả vậy chăng?”


Thiên Hỷ Động có vòng rào vuông vức rộng lớn bốn bên, mỗi bên có xây một cổng lớn ra vào, trên cổng có tấm bảng đề chữ THIÊN HỶ ĐỘNG, hai cột cổng có cẩn đôi liễn TRÍ HUỆ:

Trí định thiên lương qui nhứt bổn,
Huệ thông đạo pháp độ quần sanh.

Nghĩa là:

Sự khôn ngoan hiểu biết của con người sắp đặt đem cái Thiên lương trở về hiệp vào một gốc, (gốc đó là Thượng Đế),
Cái trí huệ thông hiểu đạo pháp để cứu độ nhơn sanh.Nơi khu trung tâm là một tòa nhà hình khối lập phương, gọi là Trí Huệ Cung.“Trí Huệ Cung đã thành lập nên hình tướng nhiệm mầu, bề cao 12 thước, chia làm 3 từng, mỗi từng 4 thước y nhau, bốn bên, mỗi mặt là 12 thước, vuông vức như cái hộp, ở giữa trung tâm có một cây cột đội luôn 3 từng đến nóc, gọi là Nhứt trụ xang Thiên, là nhiệm mầu.”Khi chúng ta đứng trước Trí Huệ Cung nhìn vào, thấy Trí Huệ Cung chỉ có hai từng, đó là hai từng trên vì từng trệt được Đức Hộ Pháp xây dưới mặt đất.

Trí Huệ Cung là cửa vào con đường TLHS:

TĐ ĐPHP
ngày 16-12-Canh Dần và ngày 26-12-Canh Dần (dl 2-2-1951), xin trích ra sau đây:
“Ngày nay, Đức Chí Tôn đã mở cho chúng ta một con đường TLHS và Bần đạo đã vâng mạng lịnh Đức Ngài tạo dựng một bến giải thoát cho toàn thể nhơn loại trên mặt địa cầu nầy. Bần đạo nói: Từ đây, kể từ ngày nay, cửa thiêng liêng của Đạo đã mở rộng. Bần đạo kêu toàn thể con cái Đức Chí Tôn, ai hiểu biết mình đứng trong hàng phẩm Cửu nhị ức nguyên nhân (92 ức nguyên nhân) hãy tỉnh mộng lại đặng về cùng Đức Chí Tôn.Cửa nầy là cửa của các người đến đoạt pháp, đặng giải thoát lấy mình, đến trong lòng Đức Chí Tôn, vì Đức Chí Tôn đã đưa tay ra nâng đỡ mà chúng ta không đến, không tưởng nghĩ đến thì sau nầy ắt sẽ bị đọa lạc nơi cõi Phong đô. Giờ phút ấy không còn trách Đức Chí Tôn rằng: không thương yêu con cái của Người, không đem cơ quan Tận độ chúng sanh để nơi mặt địa cầu nầy cứu vớt nữa.”“Trí Huệ Cung là một cơ quan tận độ chúng sanh đã xuất hiện nơi cửa Đạo Cao Đài nầy. Bần đạo nói rằng: nó không phải của ta, của đặc biệt của chúng ta, mà nó là của toàn thể nhơn loại nơi mặt địa cầu nầy, bởi vì nó tượng trưng hình ảnh Chí Linh của Đức Chí Tôn nơi thế nầy, mà hễ tượng trưng hình ảnh Chí Linh tức nhiên không có quyền nào nắm nó được, vì nó là của đặc biệt của toàn thể nhơn loại, tức nhiên toàn thể con cái Đức Chí Tôn. Nó không có phép phân biệt đảng phái, tôn giáo, hay nòi giống nơi mặt địa cầu nầy.Cửa Thiên Hỷ Động là cửa TLHS của toàn thể các đẳng chơn linh, nên nó không chịu thúc phược hay là nô lệ cho một tư tưởng nào, hơn là tượng trưng cái quyền vô tận vô đối của Đấng Chí Linh, hằng tạo dựng đại nghiệp cho con cái của Ngài nơi mặt địa cầu nầy, tức nhiên toàn thể nhơn loại đó vậy.”“Bần đạo cả tiếng kêu con cái Đức Chí Tôn, nhứt là Cửu nhị ức nguyên nhân, tỉnh mộng lại, ngó nơi Trí Huệ Cung, phải vào cửa ấy mới đoạt đặng mà thôi, đoạt cơ giải thoát đặng, mới nhập vào cửa TLHS mà Đức Chí Tôn đã tạo dựng riêng biệt dành để cho mọi người.”


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở TRÍ HUỆ CUNG rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá TRÍ HUỆ CUNG



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #TRÍ #HUỆ #CUNG

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng