Phước Minh Cung – Chùa Ông (Trà Vinh) [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Phước Minh Cung – Chùa Ông (Trà Vinh) gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Phước Minh Cung – Chùa Ông (Trà Vinh) nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Chùa Ông – Trà Vinh có tên gọi chính thức là Phước Minh Cung tọa lạc tại số 44, đường Điện Biên Phủ, phường 2, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh. Dựa theo bi ký còn lưu lại thì chùa được xây dựng năm 1556. Chùa thờ Quan Công nên được gọi là Chùa Ông. Chùa đã được xếp hạng di tích quốc gia ngày 16-11-2005.

Kiến trúc

Cũng như nhiều chùa Hoa khác, Phước Minh Cung có kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Mặt bằng tổng thể gồm ba tòa nhà nằm ngang song song tạo thành Tiền điện, Trung điện, Chánh h điện. Dọc hai bên là hai dãy tả điện, hữu điện hướng vào ba tòa nhà này tạo thành một công trình khép kín hình chữ khẩu. Chính giữa là sân Thiên tỉnh. Mái chùa thiết kế tầng bậc lợp ngói âm dương tiểu đại, diềm mái là loại ngói tráng men xanh ngọc. Trên các gờ mái mặt dựng đầu hồi trang trí đồ án lưỡng long thanh châu, bát tiên, tứ linh, hoa lá, muông thú… khung sườn chịu lực làm bằng gỗ quý gồm hai loại cột: tròn và vuông, kê chân cột là các tảng đá chạm hình cánh sen.

Tiền điện

Mặt trước tiền điện có ba cửa ra vào, một cửa vào chính điện, hai cửa vào tả, hữu điện. Cửa chính làm bằng gỗ với bốn cánh, trang trí hình tượng Tần Thúc Bảo, Uất Trì Cung, Từ Mậu Công và Ngụy Trưng. Hai bên vách là hai phù điêu Thanh Long, Bạch Hổ. Bên trên là bức hoành phi đề tên chùa 福 明 宮 – Phước Minh Cung. Trên các vì kèo chạm khắc họa tiết long, lân, hoa, lá rất tinh xảo, độc đáo cùng tiểu tượng Hàn Tương Tử, Lam Thái Hòa hai vị tiên trong bát tiên. Bên trong Tiền điện gồm các bàn thờ, khánh thờ: Ngọc Hoàng Thượng đế, Tiền hiền, Hậu hiền và hai phù điêu đào lộc trường thọ, tùng hạc trường xuân. Các bàn thờ, khánh thờ và trên các xà đội được chạm khắc hoặc ghép các phù điêu: lưỡng long triều nhật, song phụng tranh châu, quy đội hạc, hoa lá cách điệu… Ngoài ra, còn có các liễn đối, hoành phi, đặc sắc nhất là thủ quyển nghĩa khí và hoành nghĩa khí tam thiên được làm năm Tuyên Thống Nhị niên (1910).

Trung điện

Trung điện cũng được trang trí các phù điêu, liễn đối, hoành phi. Nổi bật nhất là đồ án bát tiên kỵ thú trang trí hai bên vách thiên tĩnh và trên góc giao xà cột. Đồ án thể hiện 8 chặng đường tu tập các bí pháp của đạo giáo để trở thành tiên. Ở đây cũng biểu trưng cho sự trường sinh bất tử.

Chánh điện

Chánh điện gồm ba gian, được bố trí như sau:

– Gian giữa: thờ Quan Thánh Đế Quân: khánh thờ ở trong cùng sơn phết, chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo. Kỹ thuật chạm khắc có chạm bong, chạm thủng, chạm nổi với các đề tài lưỡng long tranh châu, long vân, hoa điểu… bên trên là hoành phi kiền khôn chính khí thếp vàng chạm long vân.

– Gian trái thờ Chúa Xứ Nương Nương: khánh thờ chạm lưỡng long tranh châu, hoa, dơi, điểu… cùng câu đối “Chúa chí đào hoa kết thành kim phượng vũ, sinh hương tự triện thổ xuất ngọc long phi” và hoành tải tải.

– Gian phải thờ Phước Đức Chính Thần: khánh thờ với chữ Phước Đức Chính Thần cùng câu đối “Phúc đức bảo ngã tử tôn an thả kiết, Thần đàn vi dân phụ mẫu thọ nhi khang” và bức hoành uy linh uy đức. Ba hoành phi kiền khôn chính khí, tải dục tải sinh, uy linh uy đức lạc khoản giống nhau: “Trung Hoa Dân quốc Mậu Ngọ mạnh đông cát đán”, nhiều khả năng hoành làm tháng 10.1918.

Ngoài ra, trên các cột chính điện còn vẽ long vân, trang trí liễn đối. Trên các trụ đội chạm khắc ngư hóa long, thủy ba, hoa lá cùng các mảng phù điêu chạm dơi, chim, bướm… Nội thất chính điện còn bố trí ba dãy bàn thờ với bàn thờ tượng thờ, bàn thờ ngũ sự, bàn thờ hoa quả cùng hai bộ bát bửu, hai bộ lỗ bộ đây cũng là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Đặc biệt, còn có xích thố bằng mây một công trình nghệ thuật hiếm thấy. Có thể nói Phước Minh Cung là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu còn lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật truyền thống độc đáo mang đậm nét văn hóa dân tộc Hoa, là một “bảo tàng mỹ thuật” để du khách chiêm ngưỡng.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Phước Minh Cung – Chùa Ông (Trà Vinh) rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Phước Minh Cung – Chùa Ông (Trà Vinh)



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Phước #Minh #Cung #Chùa #Ông #Tra #Vinh

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng