Di Tích Cửa Hữu Thành Long Hồ [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Di Tích Cửa Hữu Thành Long Hồ gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Di Tích Cửa Hữu Thành Long Hồ nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Di Tích Cửa Hữu Thành Long Hồ, được xây dựng dưới triều Nguyễn, là thành trì vững chắc, chi phối về quân sự – kinh tế – văn hoá cả khu vực miền Tây Nam Bộ thời bấy giờ. Thành từng bị quân Pháp đánh phá 2 lần vào các năm 1862 và 1867. Nơi đây cũng ghi lại dấu ấn về những năm tháng cuối đời của đại thần Phan Thanh Giản, sự bất lực và cái chết đau lòng của ông khi thành Vĩnh Long thất thủ. Ngày nay, thành chỉ còn lại dấu tích là một gò đất cao tại giao lộ 19 tháng 8 và đường Hoàng Thái Hiếu cùng với một cây đa cao lớn, cành lá sum suê, rợp mát, gọi là cây đa Cửa Hữu.

Website Tỉnh Vĩnh Long dẫn sách Đại Nam Nhất Thống Chí và Gia Định Thành Thông Chí cho biết thành Vĩnh Long được xây dựng vào tháng 2 năm Quý Dậu, đời Gia Long thứ 12 (1813). Người phụ trách xây dựng là quan Khâm mạng Trấn thủ Lưu Phước Tường của trấn Vĩnh Thanh. Địa điểm xây dựng thành lúc ấy thuộc đất hai thôn Long Triều và Tấn Quế, huyện Vĩnh Bình; nay là phường 1, Thành phố Vĩnh Long.

Thành Vĩnh Long xưa (tương tự như thành Mỹ Tho, Biên Hòa) đều được đắp bằng đất, theo kiểu Vauban – kiểu kiến trúc thành lũy Tây Âu, thế kỷ XVII, XVIII. Cửa chính hướng Đông – Nam, lưng quay hướng Tây – Bắc. Chu vi thành rộng 750 trượng (một trượng bằng 3 thước) , cao 1 trượng dày 2,5 trượng. Quanh thành có hào rộng, sông sâu. Phía tả là sông Long Hồ, phía hữu là rạch Ngư Câu (rạch Cái Cá), mặt sau có sông Cổ Chiên (một nhánh lớn của sông Tiền), mặt trước có đường Cừ Sâu (nay là rạch Cầu Lầu).

Thành có 5 cửa quay về 5 hướng Đông – Tây – Bắc – Đông Nam và Tây Nam. Cửa tiền của thành ở hướng Đông, cửa hậu hướng Tây, cửa tả hướng Bắc, cửa hữu hướng Tây – Nam. Bên ngoài mỗi cửa thành đều có một đoạn thành công, bao vòng cửa. Bốn góc thành tạo thành hình hoa mai. Trong thành có hai con đường dọc, 3 đường ngang, 3 công thự, kho lương, nhà thừa ty, trại lính và hành cung. Phía Đông thành có quan lộ chạy dọc sông Long Hồ, phía tả là nhà Sứ Quán, phía hữu là chợ Vĩnh Thanh. Riêng góc Nam của thành – chỗ tiếp giáp đường cừ và sông Long Hồ – có xưởng Thủy sư (xưởng đóng tàu chiến).

Các cửa ngõ có quan lộ dẫn vào thành đều được thiết lập các điểm canh gác nghiêm mật. Phía Đông thành có cầu Lầu bắc ngang qua quan lộ chạy dọc theo sông Long Hồ. Cầu có vọng gác dựng lên ở giữa, bốn phía có lỗ châu mai, hai bên gác có cầu thang cho lính trèo lên canh phòng. Bên kia cầu Lầu có xóm Lò Rèn chuyên làm đồ binh khí cho quân lính đóng trong trường thành. Nói về tầm quan yếu của thành, sách Gia định Thành Thông Chí nhận định: “…Thật là yếu địa hình thắng vậy”.

Quân Pháp tấn công lần thứ 1

Sau khi quân Pháp chiếm đóng các tỉnh Gia Định, Định Tường, quân lính triều Nguyễn kéo về thành Vĩnh Long thúc thủ. Trong khi đó, phong trào kháng chiến của nhân dân bùng lên mạnh mẽ, gây cho Pháp nhiều khó khăn khi muốn tiến đánh sâu vào các làng xã. Trước tình hình đó, quân Pháp dưới sự chỉ huy của Đô đốc L.Bonard đã quyết định thay đổi chiến lược, chưa đánh sâu vào các làng xã mà chuyển sang đánh chiếm các tỉnh thành còn lại của Nam Kỳ để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Pháp trên toàn cõi Nam Bộ.

Giữa tháng 03-1862, sau khi thành Biên Hoà thất thủ, quân Pháp tấn công thành Vĩnh Long, phá vỡ đồn Vĩnh Tùng (do Lãnh binh Tôn Thất Tuấn, Nguyễn Thái, Lê Đình Cửu trấn giữ) và đồn Thanh Mỹ (do Lãnh binh Hồ Lực, Ngô Thành, Trương Văn Thành trấn giữ). Ngày 20-03-1862, Pháp đưa tàu chiến áp sát thành Vĩnh Long, rồi bắt đầu nổ súng. Tối ngày 22-03-1862, thành Vĩnh Long thất thủ, Tổng đốc Trương Văn Uyển lệnh cho quân triều đình rút khỏi thành. Ngày 23-03-1862, quân Pháp tràn vào kiểm soát thành.

Quân Pháp tấn công lần thứ 2

Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn nổ ra ở nhiều nơi, triều đình Huế nhiều lần cử Phan Thanh Giản sang Pháp điều đình nhưng không thành. Ngày 20-06-1867, quân Pháp áp sát thành Vĩnh Long. Tướng chỉ huy La Grandière cho quân đổ bộ vào thành và đưa thư đòi quan Kinh lược Phan Thanh Giản giao nộp thành không điều kiện. Biết không thể chống cự, để tránh thương vong, Phan Thanh Giản ra lệnh cho các quân đội dưới quyền ông đầu hàng, riêng ông ra sống tại một ngôi nhà tranh ở ngoại thành Vĩnh Long. Ngày 19-07-1867, Phan Thanh Giản bắt đầu tuyệt thực. Ngày 04-08-1867, ông quyết định dùng chén thuốc độc để ra đi.Sau khi thành Vĩnh Long thất thủ, các tỉnh Nam kỳ rơi vào tay Pháp, tháng 05-1862, vua Tự Đức sai quan thông báo cho phía Pháp đề nghị “giảng hòa”, xin chuộc lại các tỉnh đã mất. Phan Thanh Giản được vua giao cho trọng trách này. Ngày 05-06-1862, Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết tại Sài Gòn. Theo đó, triều đình Huế giao cho Pháp 3 tỉnh (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường) và Đảo Côn Sơn; triều đình Huế phải bồi thường chiến phí cho Pháp và Tây Ban Nha; Pháp sẽ giao trả tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế nếu triều đình chấm dứt được các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Gia Định và Định Tường.

Sau khi chiếm được thành Vĩnh Long, Pháp đã cho đập phá tất cả các công trình văn hoá, đồn lũy của nhà Nguyễn và san bằng thành Vĩnh Long. Duy chỉ có cây đa trước cửa Hữu của thành còn sống sót. Nhân dân Vĩnh Long gọi là cây đa Cửa Hữu, xem như là vật hoài niệm về thành lũy ngày nào. Vào thập niên 50, cây đa này bị lụi tàn. Sau đó, từ thân cây mẹ, mọc lên cây đa con vươn mình phát triển tươi tốt, tồn tại đến ngày nay. Năm 2000, di tích Cây đa Cửa Hữu được xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Di Tích Cửa Hữu Thành Long Hồ rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Di Tích Cửa Hữu Thành Long Hồ



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Tích #Cửa #Hữu #Thành #Long #Hồ

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng