Cụm di tích Hoàng Trù – Khu Di tích Kim Liên [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Cụm di tích Hoàng Trù – Khu Di tích Kim Liên gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Cụm di tích Hoàng Trù – Khu Di tích Kim Liên nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Làng Hoàng Trù cách làng Kim Liên khoảng 2 km, cùng thuộc xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An; cách Thành phố Vinh đi theo khoảng 15 km về phía tây. Nơi đây có Cụm di tích Hoàng Trù, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Đây cũng là nơi gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của Bác, cùng câu chuyện cảm động về những bậc sinh thành.

Cụ Hoàng Đường (1835-1893), ông ngoại Bác Hồ sinh trưởng trong một gia đình Nho học truyền thống. Cụ làm nghề dạy học và đề cao sự nghiệp giáo dục, trồng người. Cụ bà Nguyễn Thị Kép làm ruộng và dệt vải. Hai cụ có hai người con gái; bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Bác Hồ – là con gái đầu lòng.

Vào dịp Tết Mậu Dần, năm 1878, cụ Hoàng Đường trên đường đi chúc Tết, đã gặp một cảnh tượng cảm động: Một chú bé ngồi trên lưng trâu mải mê đọc sách. Chú bé đó là Nguyễn Sinh Sắc; mồ côi cả cha và mẹ từ năm 4 tuổi; ở cùng người anh cùng cha khác mẹ. Cảm thương hoàn cảnh và quý trọng đức hiếu học, cụ Hoàng Đường đã xin phép họ Nguyễn Sinh, đưa Nguyễn Sinh Sắc về nuôi, cho ăn học. Khi đó, Nguyễn Sinh Sắc tròn 15 tuổi. Nguyễn Sinh Sắc được sự dìu dắt, dạy bảo của cụ Hoàng Đường, càng học càng sáng dạ, thông minh, nổi tiếng khắp vùng; cùng nhiều đức tính tốt nên được cụ ông, bà Hoàng Đường yêu quý như con đẻ. Và tới năm 1881, khi Nguyễn Sinh Sắc tròn 18 tuổi, hai cụ đã thể hiện tình thương yêu và thiện ý chọn Nguyễn Sinh Sắc làm con rể đầu lòng. Lễ hứa hôn của chàng học trò Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan đã được tổ chức trong ngôi nhà 5 gian của cụ Hoàng Đường. Và hai năm sau, năm 1883, hai người chính thức thành hôn.

Ngôi nhà này đã chứng kiến sự miệt mài đèn sách của người học trò Nguyễn Sinh Sắc, sự tần tảo thuỷ chung của người vợ; sự ra đời và tuổi ấu thơ của những đứa con. Tại kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đã đỗ cử nhân trường Nghệ. Năm 1895, ông vào kinh đô Huế dự kỳ thi Hội khoa Ất Mùi, song không đậu; tiếp tục học ở Trường Quốc Tử Giám ở Huế để ôn luyện. Thời gian này ông đã đưa cả vợ và hai con trai vào Huế cùng chung sống. Đây là những năm tháng vất vả và khó nhọc của cả gia đình. Sau khi sinh người con thứ tư (1900), bà Hoàng Thị Loan đã qua đời trên đất Huế ở tuổi 33 (tháng 2/1901). Khi đó người con trai thứ ba là Nguyễn Sinh Cung mới 11 tuổi và người con út mới vài tháng tuổi. Cha con ông Nguyễn Sinh Sắc đau buồn rời đất đế đô trở lại làng Hoàng Trù sinh sống.

Ba tháng sau, tới kỳ thi Hội khoa Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc gửi con lại cho bà ngoại, rồi lại vào Huế dự thi. Và ông đã báo đáp được ân nghĩa nuôi dạy của nhạc phụ, nhạc mẫu; tấm tình thuỷ chung tần tảo của người vợ quá cố; kỳ thi này ông đậu Phó bảng, được vua Thành Thái ban cho tấm biển “Ân tứ ninh gia” (Ơn vua ban cho gia đình tốt).

Theo truyền thống, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con đã tạm biệt làng Hoàng Trù, trở về quê nội – Làng Kim Liên (Làng Sen) để vinh quy bái tổ.

Khu di tích Hoàng Trù, ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em. Cũng chính nơi đây Người đã nhận được tình yêu thương của những người thân, của quê hương; được chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của ông ngoại với cha mình. Những giá trị tinh thần ấy là khởi nguồn cho một khát vọng lớn lao; để cậu bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá của đất nước Việt Nam.

Cụm di tích Hoàng Trù bao gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép – ông bà ngoại của Bác Hồ; ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân; và ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan – thân sinh Bác Hồ. Cụm di tích Hoàng Trù là một quần thể rộng 7 sào Trung Bộ (khoảng 3.500m2), mang đậm dấu ấn làng quê Việt.

Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân

Cụ Hoàng Đường (ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh) là hậu duệ đời thứ 18 của dòng họ Hoàng Xuân đã dựng ngôi nhà thờ chi nhanh họ Hoàng Xuân để thờ cố nội, ông nội và thân phụ là Hoàng Cương. Cụ Hoàng Đường qua đời (1893), hiệu bụt của cụ do ông Nguyễn Sinh Sắc viết cũng được bài trí thờ ở đây. Ngôi nhà được hoàn thành vào năm 1881 theo kiểu tứ trụ bằng gỗ lim gồm 3 gian, có cửa bàn khoa song tiện. Lúc đầu lợp tranh, mãi đến năm 1930 mới được tu sửa và lợp ngói như hiện nay. Những năm tháng tuổi thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống ở đây. Người thường theo cha dâng hương hoa, lễ vật lên thờ cúng anh linh tiên tổ.

Theo tộc phả để lại, dòng họ Hoàng Xuân là một dòng họ có truyền thống hiếu học, con cháu nhiều người có nghĩa khí và có công lao với đất nước.

Năm 1927, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, dựng nên nhà Mạc. Con cháu dòng họ này đã phù Lê, diệt Mạc. Thế hệ thứ 6 của dòng họ có người tên là Hoàng Nghĩa Kiều (1540-1587) được vua Lê phong Thái Bảo Hồng quốc công. Đây là ông tổ xa xưa nhất của họ Hoàng ở làng Hoàng Trù.

Ngôi nhà cụ Hoàng Đường

Cụ Hoàng Đường là ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngôi nhà của cụ gồm có 5 gian và hai chái, trong đó ba gian ngoài thông với nhà thờ rất thoáng mát. Bộ phản kê ở gian thứ nhất là nơi cụ Đường dạy học. Gian thứ hai có bộ tràng kỷ bằng tre, chiếc án thư với những dụng cụ dạy học như bút lông, nghiên mực… Gian thứ ba có bộ phản dùng làm nơi nghỉ ngơi của thày và trò. Hai gian còn lại là nơi nghỉ ngơi của cụ bà và là nơi sinh hoạt của gia đình.

Cuối năm 1883 ông bà Hoàng Đường tổ chức lễ thành hôn cho hai con là Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Hồ Chủ tịch) và Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại ngôi nhà gỗ 5 gian này. Ông bà đã dựng ngôi nhà tranh ba gian đầu góc vườn phía tây để cho đôi vợ chồng trẻ ở riêng.

Ngôi nhà tại làng Hoàng Trù là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh ra và lớn lên, là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc.

Đây cũng là nơi ghi dấu những kỷ niệm êm đẹp trong tuổi ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngôi nhà chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời

Ngôi nhà tranh 3 gian nằm ở góc vườn phía tây nhà ông bà Hoàng Đường là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và sống ở đây cho tới năm lên 3 tuổi. Gian ngoài cạnh cửa sổ có chiếc án thư với nghiên mực, hộp đựng bút lông, hai chiếc ghế vuông, chếch về phía trong là hai giá sách đựng sách thánh hiền. Tại gian nhà này cụ Hoàng Đường thường qua đây trao đổi với ông Sắc về văn chương, chữ nghĩa.

Gian giữa sát phên có chiếc giường nhỏ bằng gỗ xoan, liếp nứa, trải chiếu mộc, chiếc màn bằng vải nhuộm nâu là nơi nghỉ của ông Sắc và bà Loan. Sát bên chiếc giường là chiếc rương gỗ nhỏ dùng đựng lương thực và các vật quí của gia đình.

Chiếc khung cửi đặt ở gian thứ ba là công cụ lao động của bà Loan dùng để dệt vải, dệt lụa nuôi sống cả gia đình. Bà Hoàng Thị Loan vừa dệt vải vừa hát ru con để chồng yên tâm việc bút nghiên. Tại đây còn có chiếc võng gai đơn sơ, nơi xưa kia Bác Hồ đã từng nằm ngủ.

Tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mẹ chăm sóc, vun đắp bằng những làn điệu dân ca bay bổng chứa đựng những ước mơ cao đẹp, hy vọng sâu xa.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Cụm di tích Hoàng Trù – Khu Di tích Kim Liên rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Cụm di tích Hoàng Trù – Khu Di tích Kim Liên



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Cụm #tích #Hoàng #Trù #Khu #tích #Kim #Liên

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

3.7/5 - (19 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng