CHÙA PHƯỚC LƯU [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá CHÙA PHƯỚC LƯU gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

CHÙA PHƯỚC LƯU nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Sau một thời gian, am Bà Đông được nới rộng, với mái ngói, cột gỗ, vách ván, nền gạch tàu để trở thành chùa Bà Đông. Lúc ấy là năm 1900.Tổ Trừng Lực, vị Tổ khai sáng chùa, sửa sang lại ngôi chùa cũ, làm nên ngôi tam bảo mới. Tổ Trừng Lực, thuộc đời thứ 42, phái Liễu Quán, đã đổi tên chùa Bà Đông thành CHÙA PHƯỚC LƯU mang ý nghĩa ở xa truyền lại và lưu truyền, lưu danh thiên cổ. Tổ Trừng Lực đến vùng đất này là do thân mẫu Ngài đã đến đây cùng tu với Bà Đông và ở luôn tại đó. Bà được gọi là Bà Cốc (từ dùng chỉ bà cụ). Từ đó ba anh em Tô Trừng Lực cùng về tu học tại đây (Trừng Lực, Tâm Đồ, Diệu Thiện).

Chùa Phước Lưu trải qua 5 đời trụ trì : Trường Lực huý Đạt Định, thượng DIỆU hạ THÔNG, Tâm Hữu — Ngộ Đạt, thượng PHổ hạ CHIẾU, Tâm Có — Ngô Y, thượng VÔ hạ NIỆM, Nguyên Tấn, thượng THIỆN hạ HUỆ, Hòa thượng Huệ Tánh húy Quảng Thủ, thượng HUỆ hạ TÁNH (đây là đương kim trụ trì).

Từ khi thành lập đến nay, chùa qua năm lần trùng tu. Qua các giai đoạn lịch sử, chùa bị hư hại nặng năm 1945, 1946 do ảnh hưởng của chiến tranh, nhất là vào các năm 1968 và 1975. Hiện nay, chùa vừa mới tu bổ lại, dựng thêm tượng Quan Âm, với chiếc đỉnh cẩn sứ, đặt trước tượng, tu sửa và sơn lại các tháp mộ.Bên cạnh tháp các vị tổ, trong sân chùa còn có một tháp nhỏ đặt bảo cái Phật. Ngoài ra còn một ngôi miếu nhỏ thờ Ngũ hành ở một góc sân chùa. Nếu như với mặt ngoài, khách thập phương đã ngỡ ngàng với các bia tháp cổ được tu sửa mới, thì ờ bên trong chùa, ta cũng cảm nhận được nét canh tân linh động ấy thể hiện qua màu sắc của tranh, tượng… Toàn cảnh chánh điện chùa Phước Lưu cho thấy nét cổ xưa và dáng vẻ hiện đại như hòa quyện vào nhau.

Đáng lưu ý ở đây có lẽ là hệ thống tượng chính Di Đà Tam tôn bằng gốm, thếp vàng, được mang từ Trung Quốc sang. Trên bệ tượng còn ghi hàng chữ nơi sản xuất “ Bửu Nguyên tạo”, được tạo tác vào năm Ất Tỵ (1905). Đặc biệt nữa là bộ tượng La Hán bằng gỗ, dạng thượng kỳ thú, thếp vàng bên ngoài. Mười tám vị La Hán cao 40cm được xếp thành hai hàng dài, mỗi bên 9 vị, dọc theo hành Lang Chánh điện. Tại đây còn có bộ tượng Thập điện cũng được trang trí hoa văn, màu sắc rực rỡ trên từng chiếc áo, vị nào cũng có râu dài đến ngực.

Bao lam bằng gỗ được chạm khắc công phu theo chủ đề Cửu Long, Thập bát La Hán. Các câu đối khắc nổi, liền vào các hàng cột gỗ tròn, to, nền đỏ chữ vàng. Trong chánh điện còn có trang thờ Linh Sơn Thánh Mẫu cùng hai người hầu và bộ tranh sám bài với 5 vị: Phô Hiên, Đại Thế Chí, Thích Ca, Quan Thế Âm và Văn Thù Sư Lợi Bồ tát.

Là một cô tự có tiếng của Tỉnh Tây Ninh, di tích lịch sử chùa Phước Lưu được nhắc đến do phong cách cổ kính của các pho tượng, đồng thời cũng là một cổ tự đã góp phần vào việc mở rộng dòng Lâm Tế, phái Liễu Quán, một phái thịnh hành ở Tây Ninh, gốc từ Tô đình tại đây là chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen) và chùa Phước Lâm (thị xã Tây Ninh).


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở CHÙA PHƯỚC LƯU rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá CHÙA PHƯỚC LƯU



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #CHÙA #PHƯỚC #LƯU

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng