Chùa Linh Sơn – Chùa Phật bốn tay – Linh Sơn Cổ Tự [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Chùa Linh Sơn – Chùa Phật bốn tay – Linh Sơn Cổ Tự gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Chùa Linh Sơn – Chùa Phật bốn tay – Linh Sơn Cổ Tự nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Chùa thường được gọi là Chùa Phật bốn tay, tọa lạc ở xã Vọng Thê, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang. Cách chợ Vọng Thê 2km về hướng Đông theo triền Núi Ba Thê. Ngôi chùa hiện nay được xây dựng vào năm 1913 và trùng tu những năm gần đây. Trong chùa có pho tượng đức Phật bằng đá cao 1,70m, ngang gối 1,10m và 2 tấm bia đá, một tấm bia cao 1,80m, bề ngang 0,82m và bề dày 0,24m ghi bằng chữ Phạn (hoặc có thể là chữ viết của dân tộc Phù Nam khoảng 20 thế kỷ trước).

Nam Linh Sơn Tự đã được nhà nước xếp hạng là di tích quốc gia vào năm 2004. Đây là một trong nhiều di tích thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, nằm cách chùa Linh Sơn về phía nam khoảng 60m, trên sườn phía đông của núi Ba Thê ở độ cao khoảng 30m so với mặt nước biển.

Trong các cuộc khai quật năm 1998 – 1999, các nhà khảo cổ đã tìm thấy 2 loại hình di tích văn hóa Óc Eo, đó là di tích kiến trúc và mộ táng. Về kiến trúc Nam Linh Sơn Tự có chiều dài khoảng 22m, rộng 17m trải dài trên một diện tích 200m chia thành nhiều ngăn lớn nhỏ, có sân trong và đường cong thoát nước gồm 1 hoặc 2 tầng được xây bằng gạch và đá. Những dấu vết đã tìm thấy của đường móng tiếp giáp sinh thổ ở độ sâu 2m so với mặt gò. Kiến trúc này có ít nhất là 2 giai đoạn xây dựng và sử dụng:

– Giai đoạn sớm (khoảng thể kỷ thứ 2 sau công nguyên): Bên dưới chỉ còn lại mộ, được xây dựng bằng gạch. Cổ vật tìm thấy trong tầng văn hóa này là gốm mịn Óc Eo, như bát, vung, bình, chum, vàng…

– Giai đoạn muộn (khoảng thế kỷ thứ 7 sau công nguyên): Có dùng thêm đá để xây móng và vách ngăn. Trong tầng văn hóa này ngoài gốm mịn Óc Eo, còn xuất hiện ngói lợp và các loại gốm muộn khác, gốm thô thông dụng như nồi nấu, đồ đựng, đồ đá.

Ngoài kiến trúc trên, năm 1999 các nhà khảo cổ còn phát hiện thêm toàn bộ phần chính của kiến trúc rộng 17,5m dài 20,5m, kiến trúc quay mặt về hướng đông gồm các đường móng, vỉa bằng đá và gạch. Những vỉa này chia kiến trúc thành nhiều cấu trúc lớn nhỏ khác nhau gồm: sàn, nền, sân, hành lang, bậc thềm, cống thoát nước.

Trong tầng văn hóa sâu nhất và xưa nhất của di tích kiến trúc đã phát hiện mộ chum cải táng. Chum được chôn trong lớp cát phân hủy từ đá hoa cương. Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ phát hiện mộ chum trong một di chỉ Óc Eo.

Di tích Nam Linh Sơn Tự có niên Đại Từ thế kỷ thứ nhất sau công nguyên và tiếp tục tồn tại cho đến thế kỷ thứ 7 thì tiêu vong và bị đất, cát chôn vùi. Kiến trúc này phản ánh một trình độ văn minh khá cao của dân cư cổ Phù Nam thuộc châu thổ sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng hơn 10 thế kỷ trước.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Chùa Linh Sơn – Chùa Phật bốn tay – Linh Sơn Cổ Tự rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Chùa Linh Sơn – Chùa Phật bốn tay – Linh Sơn Cổ Tự



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Chùa #Linh #Sơn #Chùa #Phật #bốn #tay #Linh #Sơn #Cổ #Tự

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Gọi ngay

Zalo

Trợ giúp