Chùa Cảm Vu – Chùa Bàn Giản – Chùa Đông Lai [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Chùa Cảm Vu – Chùa Bàn Giản – Chùa Đông Lai gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Chùa Cảm Vu – Chùa Bàn Giản – Chùa Đông Lai nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Ngôi chùa cổ Đông Lai còn gọi là Chùa Bàn Giản, thuộc thôn Đông Lai, xã Bàn Giản, Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa Đông Lai là một thành tựu lớn về văn hóa và nghệ thuật, nhất là nghệ thuật tạc tượng và điêu khắc. Chùa đã được nhà nước công nhận là Di tích cấp Quốc gia vào năm 1992.

Lịch sử

Chùa Đông Lai có tên chữ là Niết Bàn nằm trong địa thế đẹp và thoáng đãng, giao thông thuận tiện. Theo lưu truyền của nhân dân xã Bàn Giản thì chùa Đông Lai xưa vốn là nơi thờ Phật của ông Trần Minh người ở thôn Đông Lai xã Bàn Giản; ông là một quan văn dưới triều Lý. Khi cáo quan về nghỉ, ông làm một ngôi nhà để thờ Phật. Vì không có tượng Phật nên ông đã rước tượng Phật ở chùa về thờ tại nhà. Việc làm này là trái với quy định của triều đình và đã bị tố cáo với vua Lý. Triều đình cử người về làng tra xét, ông Trần Minh sợ hãi liền hiến ngôi nhà thờ cho làng. Nhà thờ chính là tiền thân của chùa Đông Lai ngày nay.

Kiến trúc

Theo những dấu tích còn lưu lại thì chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê. Trên bia đá đặt trước nhà tiền đường có ghi “Nát Bàn tự cổ lục”, nội dung ghi lại năm xây dựng là 1706, tức là năm thứ II niên hiệu Vĩnh Thịnh, vua Lê Duy Tông (1705-1729). Nhìn chung tổng thể chùa ngày nay mang kiến trúc thời Nguyễn. Đến nay chùa chưa có tu sửa gì lớn về kiến trúc, các tượng Phật trong chùa đã được tô lại.

Chùa xây theo kiểu chữ “Đinh” 5 gian 2 trái. Mặt chính hướng về phương nam; chùa có 3 bộ cửa bức bàn ở 3 gian giữa bằng gỗ lim, các gian còn lại bưng ván kín. Phần mái chia làm 2 phần kiểu 8 mái lợp ngói mũi hài, mỗi phần mái đều có các đầu đao cong vút có gắn hình rồng; ở các đầu nóc cũng lắp hai con rồng uốn cong chụm đầu vào nhau. Tất cả tổng thể phần mái với 10 đầu rồng cùng hướng lên trời cao như những cánh hoa trong một bông sen mới nở rất trang nhã. Gác chuông hình vuông theo kiểu “Phương đình”, các phần mộc đều làm bằng gỗ lim. Quả chuông trong gác chuông có trọng lượng lớn khoảng 100kg.

Nhà thờ Tổ chùa Đông Lai là công trình mới được dựng ở đầu thế kỷ 20. Phía trước khu di tích cách khoảng 500m còn có lăng thờ tự sư Lâm Thần là người có nhiều công lao tu tạo chùa Đông Lai.

Nghệ thuật

Ở chùa Đông Lai phần kiến trúc chỉ mang tính bền chắc, nghệ thuật tạo hình được tập trung ở các pho tượng Phật.

Ngày nay, chùa Đông Lai thờ Phật theo hệ phái thiền Tọa Sơn, xen vào đó còn có cả sự ảnh hưởng của Đạo giáo và Nho giáo. Trong chùa có 22 pho tượng Phật và 6 pho tượng tổ. Trong 22 pho tượng hiện có, chia làm 3 thế giới hình tượng là tượng Phật, tượng thiên thần và tượng nhân thần. Ba pho tượng Tam thế cùng có chung một kích thước ngồi trên cao nhất. Tọa lạc ở trung tâm của bệ thờ Phật; giữa tòa thiêu hương là tượng Tọa Sơn, đây là pho tượng gỗ to nhất trong hàng các chính Phật ở chùa Đông Lai. Trong tổng thể các pho tượng chính được thờ còn có tượng Thích ca, tượng Phật bà đều là những pho tượng đẹp. Tám pho tượng thiên thần là tượng Ngọc hoàng thượng đế, tượng Ngọc nữ và tượng Đức ông đều được các nghệ nhân diễn tả đúng nhân cách và tâm tư của mỗi nhân vật. Tiếp đến là các tượng Hộ Pháp.

Các tượng nhân thần có liên quan đến cửa Phật có sư Trần Huyền Trang, Tôn Ngộ Không và Sa Tăng; ngoài ra còn có tượng Thị Kính và tượng Tôn giả. Các pho tượng thể hiện tấm lòng tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân địa phương với nhân vật đời thường trong dân gian giàu đức mà thành Phật.

Nghệ thuật trang trí gỗ còn tập trung chủ yếu ở 7 bức y môn. Các bức y môn đều có chung kích thước và đều họa những hình tượng rồng bay phượng múa hoặc rồng phun nước, cá hóa rồng, hình tùng lộc (cây tùng và con hươu). Các ban thờ Phật phối với các bức y môn và các bức hoành phi có sự thống nhất về nội dung đến mức độ sâu sắc trong nghệ thuật bài trí thờ tự.

Ngoài ra, trong nhà thờ Tổ có 6 pho tượng: tượng Sư tổ, tượng Tuyết sơn, tượng bà Liễu Hạnh. Tất cả các pho tượng ở nhà thờ Tổ đều được tạc bằng gỗ mít, sơn son.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Chùa Cảm Vu – Chùa Bàn Giản – Chùa Đông Lai rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Chùa Cảm Vu – Chùa Bàn Giản – Chùa Đông Lai



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Chùa #Cảm #Chùa #Bàn #Giản #Chùa #Đông #Lai

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng