Vệ Thủy Thần Miếu [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Vệ Thủy Thần Miếu gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Vệ Thủy Thần Miếu nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Miếu tọa lạc tại phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang. Mặt trước trông ra bờ Tây sông Hậu, mặt sau là con đường đi trung tâm thị xã Châu Đốc. Với vị trí thuận lợi, miếu Vệ Thủy là nơi thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Khuôn viên của ngôi miếu rộng khoảng 500 m2. Miếu có kiến trúc đơn giản, gồm một khu nhà mái ngói hai tầng, trên đỉnh mái trang trí hoa văn lưỡng long tranh châu. Mặt ngoài có bức hoành phi đề tên miếu bằng chữ Hán và chữ Việt: 衛水神廟 – Vệ Thủy Thần Miếu. Trong miếu có nhiều hoành phi, câu đối và sắc phong của các đời vua.

Miếu thờ ông Chánh vệ thủy Đỗ Đăng Tàu và Phó vệ thủy Lê Văn Sanh. Cả hai ông đều là người gốc Minh Hương, xuất thân từ Trung Quốc, di cư vào miền Nam nước ta, cư ngụ tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới. Hai ông kết bạn với nhau và rất tương đắc. Mặc dù sống trong cảnh hàn vi nhưng cả hai đều nung nấu lòng yêu nước cao độ. Bất bình trước tội ác của bọn thổ phỉ Cao Miên đối với đồng bào ta ở vùng biên giới, ông Đỗ Đăng Tàu đã quyết định tham gia quân đội triều Nguyễn đóng tại thành An Giang. Nhờ vóc người vạm vỡ, giỏi võ nghệ, tinh thông chữ Hán, có tài thủy chiến nên ông được phong làm Chánh Đội trưởng trông coi đội thuyền An Giang vào năm 1824. Từ đó, ông chỉ huy đội thuyền đi tuần tiễu khắp nơi trên sông Hậu và đồn Châu Đốc. Đi đến đâu, ông đều dẹp yên trộm cướp đến đó.

Lúc bấy giờ, quân Cao Miên thường tập trung ở vùng Thất Sơn để quấy nhiễu, tàn sát dân ta. Một hôm, biết tin bọn thổ phỉ sắp đến quấy nhiễu, dân chúng lập tức báo cáo lên Tổng đốc An Hà là Phan Khắc Thân. Ông chỉ đạo cho Đội trưởng Đỗ Đăng Tàu đem hải quân và chiến thuyền đi dẹp loạn. Bấy giờ vào khoảng tháng 04-1842, Đỗ Đăng Tàu sai bộ tướng đem binh án ngữ dọc kênh Vĩnh Tế, chặn đường rút lui của giặc. Riêng ông chỉ huy một đạo quân theo đường bộ vào vùng Thất Sơn trực tiếp đánh đuổi bọn chúng suốt mấy ngày liền. Giặc Cao Miên túng thế bèn rút lên núi cố thủ. Nhận thấy việc binh cơ cần người hỗ trợ, Đỗ Đăng Tàu đã đề cử Lê Văn Sanh và được chấp nhận. Ngày 22-09-1844, Lê Văn Sanh được phong cấp phó đội, phụ tá cho Đỗ Đăng Tàu.

Hai ông bàn kế cho lính giả dân buôn để lừa giặc. Giặc trúng kế lao ra cướp hàng. Thấy trong thúng có xôi và rượu, chúng hí hửng chén no say rồi lăn ra ngủ. Ngay lập tức bị quân ta xông ra tóm gọn, giải về đồn trị tội. Từ đó giặc Cao Miên tan rã, nhân dân vùng biên giới được yên ổn làm ăn. Lập được công to, vua Thiệu Trị sắc phong cho Đỗ Đăng Tàu giữ chức Vệ Thủy Binh. Trộm cướp nghe danh ông đều khiếp sợ. Đồn trú ít lâu tại vùng Thất Sơn, hai ông đem thuyền về neo trên sông Hậu, nhưng khi nghe tin bọn thổ phỉ xuất hiện ở đâu là hai ông đem binh đến dẹp tan ngay. Dân chúng vô cùng cảm kích.

Thời Tự Đức, quân Pháp chiếm nước ta, các sĩ phu yêu nước ráo riết rút vào nơi bí ẩn để tập hợp lực lượng kháng Pháp. Hai ông cũng quan sát địa thế dọc theo sông Hậu, phát hiện ra một con đường mòn bí hiểm, nằm cách Châu Đốc 3 km về phía Đông. Con đường này do đàn voi đi lại lâu ngày mà lún thành vùng trũng, hai bên lau sậy mọc um tùm, rất tiện cho việc đóng thủy quân. Hai ông bèn mộ dân đào vét thành một cái mương sâu dài khoảng 1,5 km, ngày nay dân chúng gọi là kênh Mương Thủy.

Ngày 21-06-1867, quân Pháp đánh thành An Giang. Ngày 22-06, quân Pháp kéo hạm đến vây thành Châu Đốc. Trận chiến nổ ra trên sông Hậu, biết chống không lại, hai ông rút về kênh Mương Thủy để̉ ẩn binh chờ ngày phục kích. Kế hoạch phục kích thất bại, hai ông phá bỏ chiến thuyền rút về vùng Láng Linh Bảy Thưa cùng Quản Cơ Trần Văn Thành khởi nghĩa. Ngày 21-02-1873, quân Pháp tập trung lực lượng hùng hậu tấn công căn cứ Bảy Thưa, thủ lĩnh Trần Văn Thành tử trận. Hai ông gom góp tàn binh trở về quê cũ giả dạng thành nông dân, chờ ngày hoạt động trở lại nhưng không còn cơ hội, lực lượng cũng dần tan rã.

Ông Đỗ Đăng Tàu mất ngày 19-06 âm lịch, không rõ năm nào, mộ ông hiện ở chợ Xẻo Bún. Ông Lê Văn Sanh mất ngày 02-10 cũng không rõ năm nào, mộ ông ở chợ Tham Buôn, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Tưởng nhớ đến công lao của hai ông, các ông Đinh Văn Hạc, Lê Công Hội đã vận động tiền bạc, sưu tầm sắc ấn, cùng dân chúng quanh vùng Mương Thủy dựng nên ngôi miếu này. Miếu khởi công ngày 15-07-1953, 6 tháng sau thì hoàn tất. Qua nhiều năm, nhân dân trong vùng tiếp tục đóng góp công sức, tiền của để sửa sang, mở rộng ngôi miếu như ngày nay.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Vệ Thủy Thần Miếu rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Vệ Thủy Thần Miếu



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Vệ #Thủy #Thần #Miếu

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng