Tượng Đài Chúa JESUS Kitô Vua – Tượng Đức Chúa dang tay [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Tượng Đài Chúa JESUS Kitô Vua – Tượng Đức Chúa dang tay gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Tượng Đài Chúa JESUS Kitô Vua – Tượng Đức Chúa dang tay nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Tượng Chúa Kitô nằm trên đỉnh núi Nhỏ, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu là một công trình nghệ thuật tôn giáo đặc sắc, là sản phẩm của sự kết hợp tuyệt vời giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ với kiến trúc nghệ thuật Việt Nam hiện đại mang đậm tính dân tộc và tôn giáo. Người ta phải mất 20 năm mới có thể hoàn thiệt được công trình như hiện nay. Bức tượng tạc hình chúa Kitô dang rộng đôi tay, hướng ra biển cả như đang chở che cho nhân loại. Tượng cao 31m, hai tay dang rộng 18,4m, tổng chiều cao 176m so với mực nước biển. Đây được xem là bức tượng Kitô cao nhất thế giới, lớn hơn cả bức tượng Kitô ở Brasil vốn do hai quốc gia Arhentina và Brasil xây dựng (chỉ cao 26m và sải tay dài 10m).

Kiến trúc tổng quan

Tượng chúa Kitô đặt trên một toà nhà có bốn góc tạo hình cánh cung cao 10m, mặt trước trang trí bức phù điêu phỏng theo tác phẩm nổi tiếng của danh họa Ý Leona de Vinci “bữa tiệc biệt ly”. Mặt sau là một bức tranh lớn “ Đức chúa trao chìa khóa cho Phêrô”.Dẫu là một bức tượng được xây bằng bê tông cốt thép, bên ngoài tô đá rửa nhưng những chi tiết thuộc về nghệ thuật và thẩm mỹ như tư thế bức tượng, nét mặt, trang phục … đều được thễ hiện hết sức mềm mại, sinh động giàu sức sáng tạo.

Chân tượng được bố trí thành một gian phòng rộng trưng bày những bức tranh, ảnh nói lên quá trình xây dựng tượng đài khổng lồ này. Bên trong tượng có cầu thang xoắn ốc đi từ chân lên tới đỉnh tượng. Ánh sáng bên ngoài chiếu rõ trong lòng tượng nhờ hệ thống “cửa sổ” hình chữ “Thọ” trang trí trên áo. Lên hết 133 bậc tam cấp trong lòng tượng du khách du khách có thể đi ra 2 bên vai và tay áo tượng-như hai chiếc ban công an toàn, chắc chắn để ngắm bờ biển Vũng Tàu và đón gió biển thổi vù vù, mát rượi. Hai bàn tay tượng chúa kitô dài tới 2,2m, ngón giữa dài 1,1m có 9 tia hào quang làm bằng kim loại vừa trang trí vừa có tác dụng thu lôi.

Quá trình xây dựng

Vào thập niên 70, giáo xứ Vũng Tầu đứng đầu là linh mục chánh xứ Nguyễn Minh Trí đã tiến hành xây dựng một tượng đài Chúa Giêsu cao 10 mét trên bệ cao 5 mét ở Ô Quắn, ngay trước Mũi Nghinh Phong. Công trình được khởi công từ năm 1972, nhưng vào ngày 17 tháng 01 năm 1973, tỉnh trưởng Vũng Tàu đã ra lệnh ngưng mọi công tác xây cất ở đây do khiếu nại của Phật Giáo với lý do là địa điểm này đã được dành cho Giáo hội Phật Giáo. Để giữ hòa khí giữa hai tôn giáo lớn này, tỉnh trưởng Vũng Tàu đã triệu tập một cuộc họp giữa chính quyền và đại diện hai tôn giáo trong cuộc. Ngày 16 tháng 02 năm 1974 một thỏa hiệp ba bên được ký kết: Giáo Hội Phật Giáo có toàn quyền xử dụng mũi Nghinh Phong, còn Giáo Hội Công Giáo sẽ xây dựng tượng đài Chúa Kitô vua trên ngọn núi Tao Phùng với diện tích 10 mẫu. Với địa điểm mới, trên đỉnh núi Nhỏ, cao tới 176 mét so với mặt biển, công trình xây cất tượng đài phải hoàn toàn thay đổi để có thể chịu đựng những khắc nghiệt của khí hậu, của gió mùa, của ánh nắng gay gắt, của những cơn mưa và bão táp… Thêm vào đó, phát sinh hàng loạt những khó khăn mới về kỹ thuật, mỹ thuật và tài chánh…

Ngày 18 tháng 03 năm 1974 với giấy phép chính thức của nhà đương quyền, giáo xứ Vũng u lại bắt đầu làm lại, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của linh mục chính xứ Nguyễn Minh Trí và ông bà Lê Quang Tuyến. Tất cả các công việc đều do hội Thiên Chúa Giáo Vũng Tàu chủ trì và thực hiện. Các họa sĩ điêu khắc như Cao Uy, Văn Nhân và các vị có chức sắc trong giáo hội, được giao nhiệm vụ tham khảo hàng nghìn bức ảnh Chúa Kitô và thiết kế mẫu phác thảo, sau đó phác thảo được gửi tới cuộc triển lãm văn hóa – nghệ thuật tôn giáo để tranh thủ thêm nhiều ý kiến đóng góp của các nhà nghệ thuật.

Việc thi công bức tượng được giao cho nhóm kỹ sư tài hoa Nguyễn Văn Đức, và những người thợ tài giỏi như ông Tám Luận, Nan, Quý, Hòa, Hoàng … Phải vất vả trèo lên quả núi cao 136 mét để bắt đầu giai đoạn đào móng. Quá trình này kéo dài hơn dự kiến do vị trí đào móng gặp phải địa đạo công sự Pháp trước kia. Công trình xây móng của tượng đài lại phải xây sâu hơn: phải xây qua khoảng trống chiều cao của địa đạo, rồi phải chôn sâu vào lòng đất.

Thế rồi tháng 4/1975, lịch sử đất nước sang trang, công trình xây cất tượng Chúa đành phải ngừng. Bức tượng Chúa Kitô tuy đã được hoàn tất, nhưng cô quạnh trên đỉnh Tao Phùng, giữa đám cỏ dại um tùm. Ngày 28/01/1992, với công văn số 233/QĐUB do chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bà RịaVũng Tàu là ông Nguyễn Văn Hàng ký, chính quyền mới lại “cho phép Linh mục Trần Văn Huyên, chánh xứ Vũng Tàu được sửa chữa, tu bổ lại tượng Chúa. Một lần nữa, dưới sự chỉ đạo của Ban Xây dựng Giáo Phận Xuân Lộc, do cha chánh địa phận Nguyễn Chu Trinh làm trưởng ban và cha Trần Văn Huyên, chánh xứ Vũng Tàu, là thành viên, đã cùng giáo dân Vũng Tầu, với sự đóng góp của giáo dân địa phận Xuân Lộc và cả nước, đã bắt tay vào việc kiện toàn công trình xây cất tượng đài Chúa Kitô, bất kể ngày đêm, không quản ngại trời gió hay trời mưa kể từ ngày 04 tháng 11 năm 1992. Chỉ hai năm sau ngày khởi công, ngày 01/12/1994, toàn bộ khu tượng đài Chúa Giêsu trên đỉnh Tao Phùng ở Vũng Tàu đã được hoàn tất, được Đức Giám Mục Xuân Lộc Nguyễn Minh Nhật về làm phép và khánh thành.

Hệ thống pháo đài

Nằm ngay dượi chân tượng chúa là di tích lịch sử pháo đài. Đây là một trong số 11 đại pháo của trận địa pháo cổ Núi Nhỏ. Trận địa pháo này là một trong ba trận địa, tạo thành tuyến phòng thủ Vũng Tàu của người Pháp xây dựng cuối thế kỷ XIX và được bổ sung thay thế một số vào đầu thế kỷ XX. Trận địa pháo Núi nhỏ được bố trí thành ba cụm theo thế vòng cung bao quát cả vùng Biển Đông và Nam Vũng Tàu.

Cụm thứ nhất, ngay dưới chân tượng Chúa Kitô, gồm 3 khẩu ở độ cao trung bình 136m so với mực nước biển. Ba cỗ pháo ở cụm thứ nhất có cùng kiểu dáng, cấu tạo và cỡ đạn là 240mm, nòng dài 12,33mm. Trên thân các các cỗ pháo đều có ghi kí hiệu, kích cỡ nòng súng, kiểu dáng và năm sản xuất, trọng lượng của pháo và phân hiệu của đội. Mỗi cỗ đều được đặt trong một công sự đào sâu dưới mặt đất tròn, có đường kính 10,5m. Nhờ hệ thống bánh răng cưa gắn với bệ cố định, các cỗ pháo này có thể quay tròn mọi hướng và có thể nâng cao hay hạ thấp. Các cỗ pháo liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông hào và hầm trú ẩn, chứng tỏ đây là một trận địa pháo thường trực.

Cụm thứ hai, gồm năm khẩu, độ cao trung bình 91m so với mực nước biển. Năm cỗ pháo này đều có cùng kiểu dáng, cấu tạo và cỡ đạn là 300mm. Trên thân các pháo đều có ghi các kí hiệu về cỡ đạn, kiểu dáng, năm sản xuất, trọng lượng và phân hiệu khẩu đội. Cụm pháo thứ hai nằm cách cụm pháo thứ nhất chừng 300m về phía Bắc. Năm cỗ pháo này được bố trí thành hai ụ cách nhau chừng 20m. Hai ụ pháo này được đặt trong công sự hình chữ nhật sâu dưới mặt đất. Ụ thứ nhất gồm 3 khẩu, ụ thứ hai gồm 2 khẩu ( trên thực tế du khách chỉ thấy còn 4 khẩu ở cả hai ụ, một khẩu chỉ còn lại mâm pháo do súng được chuyển về trưng bày trong bộ sưu tập súng cổ ở sân Bạch Dinh). Năm cỗ pháo ở cụm thứ hai có tính năng chiến đấu như cụm thứ nhất,chủ động tầm hướng nhờ hệ thống răng cưa. Phìa sau các công trình hình chữ nhật làm nơi đặt pháo là các hầm trú ẩn và giao thông hào. Ở mỗi ụ, hầm trú ẩn mở rộng tới 100m, được chia thành nhiều phòng, vừa dùng làm nơi chứa đạn, vừa là chỗ sinh hoạt của pháo thủ.

Cụm thứ ba, gồm 3 khẩu, ở độ cao trung bình khoảng 90m so với mực nước biển. Ba cỗ pháo của cụm này có cỡ đạn bằng nhau là 140mm. Trên thân pháo đều ghi các thông số cần thiết. Tuy nhiên, nếu hai cụm pháo thứ nhất và thứ hai gồm những cỗ pháo được thay thế mới đầu thế kỉ 20 thì ba cỗ pháo này vẫn là những cỗ pháo của giữa nửa cuối thế kỉ XIX. Vì vậy, chúng bị hoen rỉ hư hại nặng. Các thông số bị mài mòn, chỉ có thể đọc đầy đủ nhờ ghép các chi tiết khẩu này với khẩu kia. Cụm thứ ba nằm cách cụm thứ hai 300m, cách cụm thứ nhất chừng 650m. Ba cỗ pháo được đặt riêng biệt trong ba công sự hình tròn, cách đều nhau 27. Và được nối thông với nhau bằng hệ thống giao thông hào và hầm trú ẩn.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Tượng Đài Chúa JESUS Kitô Vua – Tượng Đức Chúa dang tay rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Tượng Đài Chúa JESUS Kitô Vua – Tượng Đức Chúa dang tay



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Tượng #Đài #Chúa #JESUS #Kitô #Vua #Tượng #Đức #Chúa #dang #tay

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng