Mục lục
Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Tháp Đôi – tháp Hưng Thạnh gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé
Tháp Đôi – tháp Hưng Thạnh nằm ở đâu của nước ta?
Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!
Tháp nằm cạnh cầu Ðôi trên đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, Thành phố Qui Nhơn. Tháp Ðôi còn có tên là tháp Hưng Thạnh, được xếp vào một trong những tháp đẹp “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Champa.
Được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, Tháp Đôi là công trình kiến trúc độc đáo gồm 2 tháp nằm cạnh nhau theo trục Bắc – Nam trong đó tháp Bắc cao 20m và tháp Nam cao 18m. Bởi hai tháp đứng gần như song song với nhau nên được gọi là Tháp Đôi. Cả hai ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Champa cổ mà được tạo thành gồm 2 phần chính: khối thân vuông và phần mái tháp mặt cong. Vì vậy, thoạt nhìn ngôi tháp này trông giống với đền thờ của người Khơ-me thời kỳ Ăng-co thế kỷ 12. Nhận định này được các nhà nghiên cứu căn cứ vào hình tượng chim thần Garuda được bố trí ở 4 góc của diềm mái với hai tay giơ cao, chân chùng xuống như đang nâng đỡ mái tháp lên cao. Phần mái của tháp không phải là hệ thống các tầng thu nhỏ dần như các tháp Champa truyền thống mà là cả khối hình tạo bởi bốn mặt, mỗi mặt được chia thành sáu tầng bằng những đường diềm ngang, mỗi tầng chia thành năm ô trong đó ô chính giữa là lớn nhất có hình người ngồi thiền chân xếp bắt chéo lên nhau. Ở bốn góc của các tầng mái còn được tô điểm các hình rắn Naga 5 đầu.
Toàn bộ phần thân của tháp vẫn giữ nguyên hình dáng, cấu trúc, kiểu trang trí đặc trưng của tháp cổ Champa truyền thống: khối thân hình vuông, mỗi mặt tường bên ngoài được bố trí một cửa giả có vòm trên cao vút lên như những mũi lao, các cột ốp trơn nhẵn chạy dọc thân, giữa hai cột ốp là những đường khối chắc, khỏe, nhô cao, không còn dải hoa văn trang trí trên mặt ngoài của tường tháp… Phần chân tháp được tạo vòng đai bằng các khối đá lớn đỡ toàn bộ ngôi tháp, xen giữa là những hình voi, sư tử và hình người múa.
Trong hai ngôi tháp, tháp Bắc cao lớn hơn và ít bị xuống cấp hơn tháp Nam. Tháp Bắc được tạo dáng khá cân đối, phần thân và mái đều được xử lí tinh tế bằng những đường diềm hơi thắt lại làm cho bố cục kiến trúc thêm chặt chẽ. Cửa chính của tháp hướng về phía Đông, nhô ra phía trước bởi bốn lớp trụ, thu nhỏ dần ở phía lối vào. Tương ứng với các lớp trụ là bốn lớp vòm mái hình mũi lao nhọn, hai bên trang trí hoa văn đối xứng. Ba mặt tường còn lại có ba cửa giả lặp lại kiểu trang trí như cửa chính nhưng có kích cỡ nhỏ hơn. Mái tháp có cấu tạo nhiều tầng, nhỏ dần về phía trên. Vòng quanh diềm mái là 21 hình vũ nữ được chạm khắc tinh tế với những tư thế khác nhau trông rất sống động. Chính giữa phần ngăn cách mái và thân tháp được trang trí bằng hình tu sĩ ngồi thiền, hai bên có voi chầu đối xứng.
Tháp Nam có cấu trúc tương tự như tháp Bắc, nhưng ở phần diềm mái, thay vì các hình vũ nữ, hình khắc trang trí lại thể hiện một đàn hươu 13 con với những dáng vẻ rất khác nhau trông rất tinh nghịch và sống động.
(Nguồn: Trung tâm Thông tin du lịch)
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Tháp Đôi – tháp Hưng Thạnh rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.
Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Tháp Đôi – tháp Hưng Thạnh
#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Tháp #Đôi #tháp #Hưng #Thạnh
Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!
Nguồn: Foox