Thành nhà Hồ [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Thành nhà Hồ gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Thành nhà Hồ nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là Thành Tây Đô, Thành An Tôn, Thành Tây Kinh hay Thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.

Thành nhà Hồ hiện nay nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo, được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô (hay An Tôn, hoặc Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long – Hà Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô.

Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng dân đoạn tuyệt với nhà Trần.

Thế đất được chọn nằm ở khu vực giữa Sông Mã và sông Bưởi, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía nam là nơi hội tụ của sông Mã và sông Bưởi.

Trải qua 600 năm, với giá trị lịch sử cùng nghệ thuật kiến trúc độc đáo, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 27/06/2011.

Quần thể kiến trúc

Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận: La thành, Hào thành và Hoàng thành. La thành là vòng ngoài cùng, chu vi khoảng 4km. Hào thành được đào bao quanh bốn phía ngoài nội thành, cách chân thành theo các hướng khoảng 50m. Công trình này có nhiệm vụ bảo vệ nội thành.

Hoàng thành

Hoàng thành được xây dựng trên bình đồ có hình gần vuông, có tổng diện tích khoảng 769.086m2. Chiều bắc – nam dài 870,5m, chiều đông – tây dài 883,5m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam – Bắc – Tây – Đông gọi là các cổng Tiền – Hậu – Tả – Hữu. Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình mái vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau.

Cổng Tiền (cổng phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai cửa bên rộng 5,45m, cao 5,35m. Ba cổng còn lại chỉ có một cửa. Tường thành cao trung bình 6-7m, chỗ cao nhất là cổng Tiền cao 10m.

Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai (đường Hoàng Gia) lát đá dài khoảng 2,5km hướng về đàn tế Nam Giao (nơi nhà vua tế lễ) được xây dựng vào tháng 8/1402.

Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá dài trung bình 1,5m, có tấm dài tới 6m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu.

Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn, dù thời gian xây dựng rất gấp gáp, chỉ trong khoảng 3 tháng.

Theo sử sách, trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng… rất nguy nga, chẳng khác gì kinh đô Thăng Long.

Tuy nhiên, trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng.

La thành

La thành là vòng thành ngoài cùng của Thành nhà Hồ, nằm ở phía hữu ngạn sông Bưởi (ở phía đông) và sông Mã (ở phía tây) có chu vi khoảng hơn 4km, được nhà Hồ cho đắp đất kết hợp với việc trồng tre gai. Đây là vòng thành nhân tạo phía ngoài có nhiệm vụ bảo vệ cho Hoàng thành vốn đã rất vững chãi và bề thế.

Toàn bộ La thành được đào đắp dựa theo địa hình tự nhiên, có đoạn thì nối liền với núi đá, lấy núi đá làm bức tường thành thiên nhiên hùng vĩ, có đoạn thì nương theo các dòng sông. Sự kiên cố, cấu trúc lũy thành với mặt ngoài thẳng đứng, phía trong thoai thoải cho thấy rõ tính chất phòng vệ quân sự của La thành. Mặt khác La thành cũng triệt để nối các quả núi tự nhiên như Núi Voi, núi Đốn, nhiều đoạn chạy theo thế uốn của sông Bưởi và sông Mã mang thêm chức năng làm đê phòng lũ lụt cho toàn bộ kinh thành. Đây cũng là truyền thống đắp thành của người Việt đã từng hiện diện ở các di tích như thành Cổ Loa (Hà Nội), thành Hoa Lư (Ninh Bình), thành Thăng Long (Hà Nội).

La thành hiện còn là một tòa thành đất cao khoảng 6m, mặt cắt dạng hình thang với bề mặt rộng 9,20m, chân thành rộng khoảng 37m. Mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải kiểu bậc thang, mỗi bậc cao 1,50m, một số vị trí có trộn thêm sạn sỏi gia cố. Đất đắp La thành là các loại đất sét màu vàng, màu xám hoặc xám xanh có lẫn các đá sạn.

Đàn tế Nam Giao

Để hoàn thiện cho việc định đô của vương triều, năm 1402, nhà Hồ đã cho xây dựng đàn tế Nam Giao ở Đốn Sơn. Chữ “Giao” có nghĩa là lễ tế trời ở vùng phía nam kinh thành. Vì vậy, lễ tế này thường gọi là lễ tế Nam Giao, nơi thực hiện nghi lễ này gọi là đàn Nam Giao. Đây là nơi hàng năm vương triều Hồ tiến hành lễ tế trời, cầu cho quốc thái, dân an hoặc vào những dịp đại xá thiên hạ.

Đàn Nam Giao tọa lạc trong lòng tay ngai Đốn Sơn (còn gọi là núi Đún). Ngày nay thuộc địa giới hành chính xã Vĩnh Thành, Huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, cách thành nhà Hồ khoảng 2,5km về phía đông nam. Đàn Nam Giao được xây dựng năm 1402 dưới thời vua Hồ Hán Thương, sách Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi: “Nhâm Ngọ 1402, tháng 8, Hán Thương sai đắp đàn Nam Giao ở núi Đốn Sơn để làm lễ tế Giao; đại xá thiên hạ. Ngày hôm tế, Hán Thương ngồi trên kiệu Vân Long do cửa nam đi ra”.

Đàn Nam Giao có diện tích khoảng hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn, tiền án là “cánh đồng Nam Giao”.

Dấu tích kiến trúc còn lại là các cấp nền bao (nền Thượng, nền Trung, nền Hạ). Vật liệu kiến trúc chính để xây dựng đàn là đá xanh và đất nung (gạch, ngói,…).

Dấu tích con đường linh đạo được lát bằng những phiến đá xanh mài nhẵn, mà theo truyền thuyết trước kia vua đi trên con đường này để vào khu vực tế chính.

Các cửa bằng đá ở các phía của đàn có hình bán nguyệt; hệ thống cống thoát nước ở các dãy tường có chức năng thoát nước từ bên trong khu vực tế ra bên ngoài cũng như hạn chế được sự xói mòn và sụt lở của các đoạn tường.

Giếng Vua

Đặc biệt, công trình kiến trúc hết sức độc đáo và được bảo tồn khá nguyên vẹn trong quần thể Thành nhà Hồ là Giếng Vua. Giếng Vua hay còn gọi là Ngự Dục, Ngự Duyên có hình vuông, được kè đá theo các cấp bậc nhỏ dần vào lòng, mỗi bậc có chiều cao khoảng 20cm, rộng khoảng 20cm, cạnh lớn nhất hiện thấy dài 14cm. Ở độ sâu khoảng 10m so với nền đàn trung tâm, các nhà khảo cổ đã tìm ra mạch nước của giếng cổ. Ngoài ra du khách còn được nghe dân gian xung quanh vùng kể về những địa danh như: Dọc Bái, Dọc Sen,…tương truyền trước kia khi tế lễ, dân chỉ được đứng ở phía xa để bái vọng.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Thành nhà Hồ rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Thành nhà Hồ



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Thành #nhà #Hồ

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng