Mục lục
Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Niên Phong Cung (chùa Ông Bổn Tư, chùa Cây Xanh hay Cây Sanh) gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé
Niên Phong Cung (chùa Ông Bổn Tư, chùa Cây Xanh hay Cây Sanh) nằm ở đâu của nước ta?
Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!
Niên Phong Cung (Chùa Ông Bổn Tư, Chùa Cây Xanh hay Cây Sanh) tọa lạc tại ấp Ngọc Hồ, xã Tam Ngãi, Huyện Cầu Kè, Tỉnh Trà Vinh. Chánh điện cao 4 m, rộng 14 m, diện tích 134 m2. Vật liệu xây dựng chủ yếu là: gạch, ngói, bọt đường, ô dướt, bê tông cốt thép. Chùa đã được trùng tu vài lần, kiến trúc không đặc sắc nổi bật như các chùa khác.
Hệ thống các ngôi chùa Hoa ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, gồm 4 ngôi chùa là: Minh Đức Cung – 明德宮 (Chùa Ông Bổn Nhứt), Vạn Ứng Phong Cung – 萬應灃宮 (Chùa Ông Bổn Nhì), Vạn Niên Phong Cung – 萬年灃宮 (Chùa Ông Bổn Ba), Niên Phong Cung – 年灃宮 (Chùa Ông Bổn Tư, Chùa Cây Xanh hay Cây Sanh). Vào những thập niên cuối thế kỷ XVIII, nhiều nhóm người Hoa gốc Tiều (Triều Châu, Quảng Ðông, Trung Hoa) đến Sài Gòn – Chợ Lớn lập nghiệp, một số xuống dinh Long Hồ (tức vùng Vĩnh Long và phía Bắc Trà Vinh ngày nay) định cư. Người Hoa có tín ngưỡng thờ Ông Bổn, tức Thành Hoàng Bổn Cảnh – vị thần che chở và bảo vệ cho đời sống của họ. Vì thế, những nơi nào có người Hoa cư trú đều có Chùa Ông Bổn như: Sài Gòn, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng… Riêng ở Trà Vinh có chùa Ông Bổn ở Huyện Trà Cú và huyện Cầu Kè.
Sự tích
Theo nhiều tài liệu, Ông Bổn tức là Trịnh Hoà, quan Thái giám đời vua Vĩnh Lạc (1403 – 1424) ở Trung Hoa. Ông được vua cử đi điều tra, tìm hiểu tình hình Hoa kiều ở các nước Ðông Nam Á. Trong chuyến đi ấy, Trịnh Hoà ra sức thi nhân bố đức và đưa người Hoa đến các nơi lập nghiệp. Nơi nào có người Hoa thì ông chỉnh đốn và sắp đặt tôn ti trật tự, giúp họ ổn định cuộc sống. Sau khi ông mất, dân gian nhớ công thờ làm phúc thần; vua có sắc phong cho ông là “Tam Bửu Công” còn gọi là “Bổn Đầu Công”. Sau này, dân gian gọi tắt là Ông Bổn và tôn thờ ông là Phúc Đức chính thần.
Không như các chùa Ông Bổn khác, hệ thống chùa Ông Bổn ở huyện Cầu Kè thờ 4 anh em kết nghĩa, hiện chưa rõ sự tích: Minh Ðức Cung (Chùa Giồng Lớn, xã Hoà Ân) thờ ông Nhứt; Vạn Ứng Phong Cung (Chùa Giữa, xã Hoà Ân) thờ ông Nhì; Vạn Niên Phong Cung (Chùa Chợ, thị trấn Cầu Kè) thờ ông Ba và Niên Phong Cung (Chùa Cây Xanh, xã Tam Ngãi) thờ ông Tư.
Ngày trước, ở các chùa đều có tục Ông Bổn “lên” vào những ngày lễ hội. Ông Bổn “lên” tức là Ông nhập vào một người trần mắt thịt (gọi là “xác”) và thể hiện sức mạnh siêu phàm của mình bằng nhiều cách rùng rợn, nguy hiểm. Về sau, tục Ông Bổn “lên” dần tàn lụi ở các nơi khác, chỉ còn tồn tại duy nhất ở huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh). Mỗi chùa đều có một “xác” Ông Bổn để khi cần thì Ông “nhập lên” báo cho dân chúng biết một vài việc cần kíp nào đó. “Xác” Ông Bổn là người địa phương, đạo đức tốt, được tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Sau thời gian thử thách, “xác” này mới chính thức được Ông “nhập” dưới sự chứng kiến của 3 Ông Bổn ở 3 chùa khác bằng lễ tắm dầu nhằm tẩy sạch sự ô uế của xác. Dầu phộng nấu trong chảo đặt trong chính điện, ba Ông Bổn mỗi Ông cầm một bó lá tre chặt bằng ngọn, nhúng vào chảo dầu đang sôi sùng sục rồi quất lên khắp mình mẩy của xác. Sau đó Ông Bổn mới sẽ được một ông Bổn dạy nói tiếng Tiều cùng huấn luyện cách rạch lưỡi, đánh trái chông.
Lễ hội
Tết Nguyên tiêu
Tết Nguyên tiêu đối với người Hoa có ý nghĩa rất thiêng liêng vì nó là cái rằm đầu tiên trong năm mới theo âm lịch. Ngày xưa, vào ngày này, người Hoa ở Cầu Kè thường đến Chùa Vạn Niên Phong Cung để cúng bái. Sau khi cúng bái, họ còn được vay lân đường do nhà Chùa Tổ chức. Lân đường là tên gọi chung cho các vật cúng, gồm: con lân và cái tháp. Ngày nay, lân đường phong phú hơn với nhiều hình thức như: con lân, cái tháp, con gà, trái đào….
Lân đường được làm từ đường cát trắng trộn phẩm hồng cùng phụ gia đặc biệt nấu chảy, đổ vào khuôn gỗ với các hình dạng khác nhau. Khi đường khô cứng lại, người ta tháo khuôn ra, sẽ có được con lân, cái tháp, con gà, trái đào… Theo quan niệm của người Hoa, con lân thể hiện cho sự mạnh mẽ, làm ăn phát đạt; cái tháp thể hiện sự giàu sang, xây cất nhà cao tầng; còn đầu cột, con gà và trái đào đều thể hiện cho sự may mắn, tròn trịa, viên mãn. Riêng màu hồng của các vật cúng thể hiện cho sự hồng hào, phát đạt.
Ngày xưa, lễ vay lân đường được tổ chức hằng năm tại chùa Vạn Niên Phong Cung vào đêm Nguyên tiêu. Tục vay lân đường của người Hoa ở đây ngoài yếu tố vay lộc Ông còn thể hiện nhiều ý nghĩa khác, thông qua hình ảnh con lân đường. Những năm trở lại đây, tục vay lân đường được chuyển sang tổ chức ở Chùa Minh Đức Cung. Lân đường sau khi đem về nhà nếu đựng trong bọc kín có thể để được cả năm. Nguyên tiêu năm sau, người ta đem tới chùa đổi con lân đường khác. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều dùng để nấu chè, năm sau lại vay con khác. Người ta đem lân đường nấu chè thưởng thức với mong muốn những phúc lộc của thần ban sẽ chan hoà trong cơ thể mỗi thành viên trong gia đình mình.
Vu Lan thắng hội
Ở Cầu Kè, Vu Lan thắng hội diễn ra tại các chùa Ông Bổn rải rác trong suốt Tháng Bảy âm lịch, cụ thể như sau: Vạn Ứng Phong Cung trong 3 ngày 8, 9 và 10; Niên Phong Cung trong 2 ngày 15 và 16; Minh Ðức Cung trong 3 ngày 18, 19 và 20; hoành tráng nhất là lễ hội ở chùa Vạn Niên Phong Cung trong 4 ngày từ 25 đến 28. Người địa phương có câu: “Hăm ba vào đám, hăm tám ra giàn” để nói thời gian diễn ra lễ hội dân gian này ở đây. Từ ngày “vào đám”, chùa liên tục tổ chức các buổi trai đàn có sự tham gia của các chư tăng ở Vạn Hòa cổ tự và sư sãi Chùa Khmer trong phạm vi nội ô thị trấn. Lễ này cúng chay nên gọi là “làm chay”.
Lễ chính thức diễn ra trong một ngày rưỡi, suốt ngày 27 đến trưa ngày 28 thì chấm dứt. Sáng ngày 28, “ra giàn”, cúng tất, cúng mặn bằng con heo trắng. Tất cả diễn ra trong âm thanh dồn dập, náo nhiệt của dàn “tùa lầu cấu” (dàn nhạc gồm: trống lớn với phèng la, chập choã, chiêng và kèn lá). Trong sân chùa là những hàng kệ sắp liền kề nhau, bày những giỏ phẩm vật do người dân dâng cúng, phần lớn là gạo, muối, khoai lang. Lễ kết thúc vào gần trưa, những giỏ này sẽ được phân phát cho bá gia bá tánh nghèo. Trước kia, còn có tục “thí giàn”, tức là từ giàn cao, người ta ném những thanh tre nhỏ khắp xung quanh để người dân tranh nhau lượm. Nhặt được bao nhiêu thẻ thì vô chùa nhận bấy nhiêu giỏ đồ cúng đem về nhà ăn lấy lộc…
Điểm đặc sắc nhất trong phần lễ ở các chùa là lúc Ông Bổn “lên”. Trong tiếng trống, kèn, chiêng rộn rã, các Ông mặc đồ đỏ, bịt khăn đỏ, tay cầm gươm bén múa may, nói tiếng Tiều rất lưu loát, dù là người Việt gốc (bình thường không biết tiếng Tiều). Có ông cầm trái chông tua tủa những mũi thép dài 6 phân, sắc nhọn, sáng giới quất mạnh vào ngực vào lưng mình. Có ông dùng dao nhỏ thật bén rạch lưỡi, dùng bút lông thấm máu lưỡi vẽ ngoằn ngoèo lên tờ giấy hình chữ nhật dài màu vàng nhạt. Người ta gọi đó là bùa và thỉnh về dán trong nhà để được bình an, mua may bán đắt. Số người thỉnh bùa ngày càng nhiều, máu trong người các ông không đủ để vẽ bùa; để đáp ứng, các “xác” phải vô nước biển mấy ngày trước khi Ông “lên”. Sau khi Ông “thăng”, lưng và ngực các “xác” chỉ có những đốm đỏ – dấu vết của mũi nhọn trái chông quất mạnh vào; mặt lưỡi chỉ có lờ mờ những lằn dao bén rạch, có thể ăn uống ngay một cách bình thường.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Niên Phong Cung (chùa Ông Bổn Tư, chùa Cây Xanh hay Cây Sanh) rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.
Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Niên Phong Cung (chùa Ông Bổn Tư, chùa Cây Xanh hay Cây Sanh)
#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Niên #Phong #Cung #chùa #Ông #Bổn #Tư #chùa #Cây #Xanh #hay #Cây #Sanh
Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!
Nguồn: Foox