Nhà thờ Giáo xứ Hòa Lạc [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Nhà thờ Giáo xứ Hòa Lạc gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Nhà thờ Giáo xứ Hòa Lạc nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

I. TÊN GỌI:

Hoà Lạc, tên rất đẹp; Hoà là hoà thuận; Lạc là vui vẻ. Năm 1829, ông Nguyễn Công Trứ lập ra Huyện Kim Sơn, và đặt tên cho các làng.

1. Làng Hoà Lạc:

Có từ năm 1829. Chiều dài 10 cây số, phía Bắc lên bên trên Đường quan, khu đất này gọi là Đồng Lĩnh, giáp giới đồng làng Phúc Nhạc. Phía Nam xuống qua đường 10 ra đến đê Ngự Hàm. Gọi là “Ngự Hàm” nghĩa là “chống nước mặn”.

Năm 1830, ông Nguyễn Công Trứ xắng đắp đê Đường quan, phía Đông từ Phụng Công qua các làng sang phía Tây đến Hảo nho. Ông Trứ rất khôn ngoan: vì cho đào rất nhiều sông để thau chua, rửa mặn, ruộng nước cấy được cói, rồi cấy lúa sau. Ông lại khôn ngoan: phân chia các làng kề ngang có 3 đạc (180 m), hoặc một đạc rưỡi (90 m), làng to có 4 đạc (240m) để đo ruộng mau chóng. Thế này: lấy một cái gậy dài hai mét mang đi đo, làng ngang 3 đạc thì đo 10 gậy là một mẫu ruộng, làng ngang 4 đạc thì đo 7 gậy rưỡi là một mẫu ruộng.

Cho nên các làng huyện Kim Sơn cảm phục và nhớ ơn ông Nguyễn Công Trứ, đã xây miếu thờ ông ở làng Lạc Thiện sát Đường 10 và hàng năm cúng giỗ kỷ niệm.

Nên biết thêm: cái gậy 2 mét nói trên gọi là “cái ngũ”. Vì “ngũ” chữ Nho là 5, nghĩa là 5 thước ta; mỗi thước ta dài 0m40, vậy năm thước ta là hai mét. Dùng cái ngũ đi đo ruộng rất tiện lợi mau chóng.

2. Họ Hoà Lạc

Ông Nguyễn Công Trứ cũng rất khôn ngoan, khi xếp các hộ dân đến ở các làng mới lập. Ông đã xét đến Tôn giáo của dân: người cùng một Tôn giáo ở cùng nhau dễ sinh hoạt. Vậy xếp người đi lương ở với nhau, người đi giáo ở với nhau. Nhiều làng toàn dân đi giáo, nhiều làng khác toàn dân đi lương. Nếu làng “xôi đỗ”, nghĩa là có cả lương cả giáo, thì xếp dân đi giáo vào mấy xóm này, xếp dân đi lương vào mấy xóm kia. Giỏi tâm lý thật !

Nhiều gia đình đi giáo ở một làng hợp lại thì thành ra “Họ đạo”. Năm 1829 có làng Hoà Lạc thì cũng chung quanh năm ấy có “họ Hoà Lạc”. Bấy giờ các Họ từ Trì Chính lên đến Như Sơn đò 10 đều thuộc về xứ Phúc Nhạc, cho nên họ Hoà Lạc cũng thuộc về xứ Phuc Nhạc. Từ 1842 ăn về xứ Tôn Đạo. Họ Hoà Lạc đi giáo gần toàn tòng, chỉ có mấy gia đình đi lương ở giữa làng, bên trên nhà thờ.

3. Xứ Hoà Lạc

Năm 1912, Đức cha Thành (Marcou) lập ra xứ Hoà Lạc bởi giáo xứ Tôn đạo chia ra. Cha Phêrô Vinh đang làm pho xứ Tôn đạo về làm chính xứ Hoà Lạc.

Bấy giờ chỉ có hai họ đaọ, là họ Trị sở Hoà Lạc và họ Chí Tĩnh. Về sau có họ Thái Hoà ở bên ngoài sông An, do cha Vinh lập. Gần đây thêm họ Xuân Hoà ở ngoài đồng giáp đê Ngự Hàm, đời cha Phêrô Phúc kiêm coi xứ Hoà Lạc.

II. CÁC HỌ TRONG XỨ

Như vừa nói: xứ Hoà Lạc nay có 4 họ.

1. Họ Trị sở

Họ Hoà Lạc là họ to, được chon làm họ Trị sở, địa điểm nhà xứ để cha xứ ở và quản trị xứ. Họ Hoà Lạc thành lập chung quanh năm 1829 cùng với làng Hoà Lạc, như đã nói ở trên.

2. Họ Chí Tĩnh

Là họ lẻ ở làng Chí Tĩnh, họ này cũng thành lập năm 1829 cùng với các làng, các họ thuộc huyện Kim Sơn. Đầu tiên họ này ăn về xứ Phúc Nhạc, từ 1842 có xứ Tôn Đạo thì ăn về xứ Tôn Đạo. Đến 1912 chia xứ Hoà Lạc thì họ Chí Tĩnh ăn về xứ Hoà Lạc.

3. Họ Thái Hoà

Ngày xưa gọi là “Trại” vì có ít người, ở bên kia sông An. Về sau dân ra nhiều thì được lập họ lẻ gọi là họ Thái Hoà, đời cha Phêrô Vinh chính xứ Hoà Lạc, năm nào không biết.

4. Họ Xuân Hoà

Dân di cư dần ra phía Bể đến gần đê Ngự Hàm. Khi đã đông người thì lập ra họ lẻ Xuân Hoà, đời cha Phêrô Phúc kiêm coi xứ Hoà Lạc, không biết năm nào. Họ này tương đối mới, chưa có nhà thờ họ. (Thực ra, nay giáo họ Xuân Hoà đã co nhà nguyện nhỏ, để Mình thánh thường xuyên. Nhà nguyện này do cha Gioan B. Bùi Văn Kế xây dựng).

III. CÁC NHÀ THỜ

1. Nhà thờ họ trị sở, rồi thành nhà xứ từ năm 1912. Nhà thờ này làm bằng gỗ, nhỏ như nhà thờ xứ Dục Đức hiện nay. Cuối nhà thờ cũng xây mặt tiền, kiểu như nhà thờ xứ Dục Đức. Hai bên làm cửa bằng gỗ tạp, năm 1930, tôi đã thấy cũ kỹ và mọt ăn nhiều. Nhà thờ này đang chờ được rỡ đi, và xây dựng lại.

2. Nhà thờ xứ hiện nay

Nhà thờ này xây bằng gạch to lớn, với hai hàng cột tròn, có cả cây tháp cao với quả chuông tây lớn. Trên cung thánh xây 3 toà cao to: Đức Mẹ ở giữa, Trái Tim Chúa và Thánh Giuse hai bên. Ở bàn thờ cạnh, phía Nam, có toà ông thánh Phêrô quan thày họ và xứ Hoà Lạc, bên kia, phía Bắc, có toà bà thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, quan thày các nơi truyền giáo.

Nhà thờ có trần từ đầu. Về sau trần hỏng thì cha Phêrô Phúc sửa lại chắc chắn hơn, năm 1983.

3. Nhà thờ họ Chí Tĩnh

Nhà thờ cũ ngày xưa bằng gỗ, tôi không biết. Nhà thờ mới hiện nay xây bằng gạch, theo kiểu nhà thờ xứ Tôn Đạo , đời cha già Vinh. Xây năm nào? Muốn biết thì đến xem nhà thờ, trông lên xà nhà xem họ có viết niên hiệu không, hoặc hỏi các ông trùm trưởng, các cố có nhớ năm xây nhà thờ này.

4. Nhà thờ họ Thái Hoà

Nhà thờ này xây dựng do cha già Vinh. Còn năm nào thì đến xem nhà thờ, hoặc hỏi các ông trùm trưởng có biết thì mách giúp ta.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Nhà thờ Giáo xứ Hòa Lạc rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Nhà thờ Giáo xứ Hòa Lạc



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Nhà #thờ #Giáo #xứ #Hòa #Lạc

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng