Nhà thờ Giáo họ Hiệp Thuận [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Nhà thờ Giáo họ Hiệp Thuận gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Nhà thờ Giáo họ Hiệp Thuận nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

a. Sự hình thành giáo họ Hiệp Thuận

Theo tài liệu của cha cố Gioan Lương Đình Nghi thì năm 1932 người dân Hiệp Thuận xuống khai phá đất bãi ven Sông Đáy, họ gồm 02 ấp Hiệp Thuận trên và Hiệp Thuận dưới, cũng không rõ họ vốn là giáo dân hay là lương dân, tài liệu trên chỉ cho biết: Một số người trở lại đạo và thành lập ra hai họ đạo Hiệp Thuận trên và Hiệp Thuận dưới. Cả hai Giáo họ đều có nhà thờ bằng tre, lợp lá mía. Cũng năm 1932 Đức cha Kim về cử hành bí tích Thánh tẩy chung. Có ý kiến cho rằng, Giáo họ Hiệp Thuận đón nhận Tin mừng vào khoảng năm 1914.

Giáo họ Hiệp Thuận hiện nay là sự sát nhập của hai giáo họ: Hiệp Thuận trên và Hiệp Thuận dưới.

b. Quá trình phát triển

Trước cách mạng tháng tám (1945) hoạt động của hai giáo họ bình thường. Dân nghèo làm ăn vất vả, chủ yếu là trồng hoa màu trên bãi sông, điều kiện đi lại khó khăn, việc sống đạo có nhiều khó khăn.

Khoảng năm 1950, đất của nhà thờ Hiệp Thuận trên bị lở xuống sông Đáy, một số giáo dân xuống Hiệp Thuận dưới. Cha cố Trực cho giỡ nhà thờ Hiệp Thuận trên mang về Hạ Hiệp và giỡ nhà phòng Dị Nậu về làm lại nhà thờ Hiệp Thuận trên, hai giáo họ lại trở lại sinh hoạt bình thường.

Trong những năm tạm chiếm các vị trong Ban hành giáo và giáo dân phải lo cho cả hai phía Việt minh và Pháp. Ban ngày phục tùng chính quyền Pháp, ban đêm phải lo bảo vệ Việt minh. Dân phải đào hầm cho Việt minh ẩn náu, nấu cho Việt minh ăn, nộp tiền cho Việt minh mua thuốc chữa bệnh. Năm 1954 trong biến cố di cư cha cố Trực đã nói với giáo dân Hiệp Thuận: Ở đâu cũng có Chúa, ở đâu cũng phải chịu khó và cha đã vận động bà con ở lại. Song vẫn có hơn chục gia đình di cư vào Nam.

Trong thời kỳ giảm tô và cải cách ruộng đất, cụ Giuse Đỗ Đình Điều ở Hiệp Thuận trên do bị lở đất đã dẫn một số bà con lương dân xuống lập ấp ở Hiệp Thuận dưới, cụ đã vận động được một số bà con lương dân theo đạo. Nhưng công việc chưa tiến hành xong thì cải cách ruộng đất nên không hoàn thành, trong cải cách ruộng đất giáo họ không ai là địa chủ vì toàn là dân nghèo và cũng vì dân “không tố cáo ai.” Có một lần cha cố Trạch lên dâng lễ tối nên bị bắt lên Uỷ ban xã, giáo dân đi theo đấu tranh và chính quyền đã đưa cha về nhà xứ.

Trong thời buổi khó khăn nhưng mọi sinh hoạt của giáo họ vẫn bình thường. Giáo dân giữ đạo tốt, ngày chủ nhật và ngày lễ trọng nhiều người đi bộ nhiều cây số đến nhà thờ Vĩnh Lộc, Phú Nghĩa, Cần Kiệm để dự lễ, hàng năm rước sách vẫn đều đặn.

Năm 1977, để khơi dòng chảy cho sông Đáy, chính quyền di dân về làng cũ trong đê. Cả hai giáo họ được đưa về cụm dân cư số 8 xã Hiệp Thuận. Do phải bốc phiếu chọn nền nhà tái định cư, nên giáo dân ở rất tản mạn. Trong giai đoạn này cha phó Antôn Dương Phú Oanh và sau đó, là cha cố Gioan Lương Đình Nghi trông coi giáo họ.

Được sự hướng dẫn của quý cha, Ban hành giáo làm thủ tục xin chính quyền cấp đất để xây dựng nhà thờ mới trong làng. Sau nhiều năm tháng chờ đợi, cộng với sự kiên trì đi lại của quý Ban hành giáo, chính quyền đã cấp cho giáo họ 02 sào đất để xây dựng nhà thờ.

Bà con giáo dân của giáo họ là dân nghèo, lại vừa chuyển nhà lên nơi ở mới, nên việc xây dựng nhà thờ thật vất vả, dân họ đóng góp công sức và vật liệu. Ban hành giáo đi quyên giáo ở tất cả các Giáo xứ xa gần, lên tận Giáo xứ Phù Lao, Hoàng Xá ở Thanh Thuỷ, Phú Thọ. Mãi tới năm 1996, nhà thờ mới khởi công, xây dựng với diện tích sử dụng 310m2, khuân viên rộng 1.440m2.

Năm 1999 xây tháp chuông cao 27m, treo quả chuông tây nặng 200kg. Sau đó, xây dựng nhà truyền thống nhà cấp IV rộng 40m2. Năm 2006, xây nhà giáo lý cấp IV, với 05 phòng rộng 120m2 và hai tượng đài thánh Giuse và Đức Mẹ.

Mấy năm gần đây, do ở trong làng chật chội, một số bà con giáo dân lại ra ngoài bãi, lập cụm dân cư số 9 và đó cũng là một điểm sinh hoạt tôn giáo thường xuyên của giáo họ. Hằng tháng tại đây có 03 thánh lễ dâng tại nhà tư.

Giáo họ Hiệp Thuận có quan thầy là Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ, lễ quan thầy được mừng kính ngay ngày hôm sau lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Giáo họ hiện nay có 174 hộ gia đình với 584 nhân danh, chiếm 4,56% dân số địa phương.

c. Các Hội đoàn

1. Hội Thánh Tôma (các cụ ông): 12 thành viên
2. Hội Thánh nữ Luxia (các cụ bà): 35 thành viên
3. Hội Truyền tin (hiền mẫu từ 18 – 35 tuổi): 67 thành viên
4. Hội Thánh nữ Mátta (hiền mẫu từ 36 – 60 tuổi): 45 thành viên
5. Hội thánh Giuse 19/3 (gia trưởng từ 20 – 35 tuổi): 38 thành viên
6. Hội thánh Giuse 01/5 (gia trưởng từ 36- 60 tuổi): 64 thành viên
7. Thiếu nhi Thánh Thể: 132 thành viên
8. Ca đoàn Phanxicô Xaviê: 33 thành viên
9. Ca đoàn Têrêsa: 38 thành viên
10. Hội Legiô Mariae: 12 thành viên
12. Gia đình Cùng Theo Chúa: 05 đôi vợ chồng
13. Gia đình Chúa: 04 gia đình, với 42 thành viên


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Nhà thờ Giáo họ Hiệp Thuận rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Nhà thờ Giáo họ Hiệp Thuận



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Nhà #thờ #Giáo #họ #Hiệp #Thuận

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng