Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn – Giáo Phận Lạng Sơn [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn – Giáo Phận Lạng Sơn gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn – Giáo Phận Lạng Sơn nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

  1. Lược Sử Giáo Phận Lạng Sơn

Phần đất giáo phận Lạng Sơn ngày nay thuộc giáo phận Ðàng Ngoài (1659-1679). Sau đó, Ðàng Ngoài được chia thành Tây và Ðông vào năm 1679, giáo phận Lạng Sơn thuộc về Ðông Ðàng Ngoài. Ðến năm 1848, Ðông Ðàng Ngoài được chia thành Ðông và Trung. Năm 1883, giáo phận Ðông Ðàng Ngoài lại được chia thành Ðông và Bắc. Ðông sau này thành giáo phận Hải Phòng (1924), còn Bắc sau được chia thành hai: Bắc Ninh (1924) và Lạng Sơn (1939). Các giáo phận Ðông, Trung, Bắc được giao cho các linh mục dòng Ða Minh Tây Ban Nha, thuộc tỉnh dòng Manila, coi sóc ngày từ năm 1679.

Nhà Nguyễn thành lập Tỉnh Lạng Sơn – Cao Bằng vào năm 1831. Trong suốt 300 năm truyền giáo từ thế kỷ XVII-XIX, chưa thấy có dấu chân các vị thừa sai trên phần đất của giáo phận Lạng Sơn. Ðể có thể đẩy mạnh công cuộc truyền giáo ở vùng đất này, cuối năm 1913, phần đất của giáo phận Lạng Sơn ngày nay được tách khỏi giáo phận Bắc Ðàng Ngoài để làm thành Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn (Préfecture Apostolique de Lạng Sơn) và được giao cho các tu sĩ Ða Minh người Pháp thuộc tỉnh dòng Lyon. Ngày 11-7-1939, Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn được nâng lên thành Ðại diện Tông tòa Lạng Sơn. Ngày 24-11-1960, Lạng Sơn trở thành giáo phận chính tòa thuợc giáo Tỉnh Hà Nội.

Ta có thể tóm tắt một vài giai đoạn chính trong dòng lịch sử giáo phận như sau:

  1. Thời kỳ khai phá – các cha Ða Minh tới Bắc Việt

Vào thời kỳ khai phá gieo Tin Mừng, dân cư miền núi Cao Bằng – Lạng Sơn chưa hề biết tới Ðạo Thiên Chúa. Có lẽ người giáo dân đầu tiên tới đây là ông phó Nhậm (phó lý trưởng), con của Thánh Antôn Nguyễn Ðích. Ông phó Nhậm bị đày đi xa (phát lưu) lên Cao Bằng vào năm 1858 thời vua Tự Ðức. Cũng khoảng năm này, một đại chủng sinh bị phát lưu lên Lạng Sơn tên là Trần Triêm, tức cụ sáu Trần Lục.

Vào năm 1876, tại Cao Bằng có chừng 300 giáo hữu, phần lớn là những người bị triều đình Huế phát vãng lên đây.

Ngày 13-6-1881, một phái đoàn gồm 2 linh mục và 3 thầygiảng do cha Fuentes Phê, thừa sai Ða Minh Tây Ban Nha, hướng dẫn, đi từ Thiết Nha lên thám hiểm miền Lạng Sơn và Cao Bằng. Trước khi về, phái đoàn để lại một thầy giảng ở Cao Bằng và một linh mục ở Lạng Sơn. Sau khi thiết lập nhiều đồn bót trên tuyến biên giới Việt-Trung, quân đội Pháp cần có các vị tuyên úy. Ðáp ứng nguyện vọng trên, tháng 3-1895, tòa giám mục Bắc Ninh đã cử một linh mục lên Lạng Sơn. Ngài đến lập nhà nguyện tại khu Văn Miếu, Cửa Nam, thị xã Lạng Sơn. Tại đây đã có chừng 50 giáo dân miền xuôi lên lập nghiệp.

Vào các năm 1902-1905, mối quan hệ giữa chính quyền bảo hộ Pháp và các cha Tây Ban Nha trở nên căng thẳng, các cha Ða Minh Tây Ban Nha đề nghị các cha Ða Minh Pháp (Tỉnh dòng Lyon) tới giúp. Ngày 9-2-1902, ba thừa sai Ða Minh Pháp đầu tiên tới Hải Phòng là các cha B. Cothonay Chiểu, 48 tuổi, cha Bardol Cảnh, 26 tuổi và cha Brébion, 35 tuổi. Tháng 9-1903, có thêm ba cha Ða Minh Pháp tới Việt Nam là các cha: Robert, Fraisse và Hedde Minh. Ðợt thứ ba, các cha Ða Minh Pháp vào Việt Nam cuối năm 1906 là ba cha: Larmurier, Mazelaigue và De Bellaing.

Vì các cha Ða Minh Pháp có vùng đất riêng để hoạt động, Ðức cha Velasco khuyến khích các ngài lên tìm hiểu hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng. Năm 1908, cha De Bellaing đã tới lập trụ sở đầu tiên tại Bản Quấn, dưới chân núi Mẫu Sơn. Tiếp đó, đầu năm 1909, cha Fraisse lên Cao Bằng lập cơ sở đầu tiên tại Vườn Cam, thị xã Cao Bằng. Năm 1910, cha Bardol Cảnh lập họ đạo Cao Bình (km 9) gần sông Bằng Giang, nơi đây chưa có giáo dân.

Ngày 30-12-1913, Thánh Bộ Truyền Giáo chính thức ra sắc dụ trao cho tỉnh dòng Ða Minh Lyon coi sóc vùng Lạng Sơn – Cao Bằng. Tình hình dân số Lạng Sơn – Cao Bằng khi đó có 12,000 người Kinh, 6,000 người Hoa ở những nơi buôn bán, 270,000 người Tày và Nùng, 15,000 người H’mông (Mèo) và người Dao (Mán). Tổng số 300,000 người.

  1. Thời kỳ phủ doãn tông tòa (Préfecture Apostolique) 1913-1939

Theo Sắc lệnh Tông tòa ngày 30-12-1913, Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn gồm hai Tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn và một phần đất Tỉnh Hà Giang (phía Ðông Sông Lô).

Phủ doãn tiên khởi: Ðức ông Bertrand Cothonay Chiểu, O.P. (1913-1939).

Ngày 5-6-1914, Ðức ông Cothonay Chiểu tiếp nhận phủ doãn tông tòa Lạng Sơn với cơ sở vật chất, nhân sự rất khiêm tốn. Khu Văn Miếu, Cửa Nam, thị xã Lạng Sơn, có một căn nhà ba gian và một nhà nguyện nhỏ. Cách thị xã Lạng Sơn 30km có cơ sở thứ hai là nhà nguyện Bản Quấn với vài chục giáo dân. Về nhân sự, ngoài cha De Bellaing ở Bản Quấn, có thêm các cha: Brébion Úy, cha Larmurier Khang, cha Bardol Cảnh và 16 chú (tiểu chủng sinh) cùng đi với các cha lên địa phận.

Sau trận lụt to ngày 14-7-1914 gây thiệt hại lớn cho cơ sở Văn Miếu cũ và khu nhà lá mới dựng thêm, Ðức ông đã mua lại khách sạn Hầm Mỏ (Hotel des Mines) ở gần ga Lạng Sơn làm tòa giám mục, nhà xứ, nơi đào tạo chủng sinh và thầy giảng. Năm 1923 bắt đầu xây nhà thờ chính tòa. tiếp đó, Ðức ông mua thêm khu đồn điền Landrieu, cách tòa giám mục 2km, để lập giáo xứ Mỹ Sơn, chiêu mộ giáo dân từ miền xuôi lên và lập tiểu chủng viện tại đó. Ðầu năm 1922, chủng viện đã có 11 chú (tiểu chủng sinh) và 7 thầy (đại chủng sinh).

Trong năm 1915, Ðức ông Cothonay Chiểu mở thêm các xứ Tà Lùng và Thất Khê.

Ðến năm 1919, chỉ còn lại 6 vị truyền giáo tại chỗ nên Ðức ông đã yêu cầu Bắc Ninh tăng cường cho 4 vị là cha Nguyễn Ðức Linh, cha Nguyễn Ðình Lương, cha Ðoán, cha Nghĩa. Họ Vĩnh Rật (ngoại vi Ðồng Ðăng) do cha Savina Vị thuộc Hội Thừa Sai Paris phụ trách.

Ðại chiến I (1914-1918) vừa kết thúc thì giáo phận đón nhận thêm 5 vị thừa sai: Maillet Bính, Craven Dự, Trouvé, Hameleers Hạnh và Fabien Moos.

Năm 1920, cha Brébion Úy, sau khi đi thăm Cao Bằng về, đã mua ruộng đất để các nhà xứ có nguồn lương thực tại chỗ.

Cuối năm 1921, sau khi đã xây xong nhà thờ và khu nhà xứ Cao Bình khang trang, cha Brébion Úy trở về Lạng Sơn để xây nhà thờ Bản Lìm.

Năm 1922, giáo phận phong chức cho 2 linh mục tiên khởi là cha Hào và cha Thao. Vì sức khỏe yếu kém, Ðức ông xin từ chức và ngày 31-3-1925, Thánh Bộ Truyền Giáo có sắc dụ cử cha Maillet Bính làm phủ doãn thứ hai giáo phận Lạng Sơn.

Ðức ông Cothonay Chiểu qua đời ngày 27-5-1926 và được an táng tại khuôn viên nhà thờ Mỹ Sơn. Ngài là người có công đầu tập hợp nhân sự, thiết lập các xứ truyền giáo tuyến biên giới Việt-Trung.

Phủ doãn thứ hai: Ðức ông Marie Dominique Maillet Bính, O.P. (1925-1929).

Ðức ông Maillet Bính là người ưa hoạt động và nhìn xa trông rộng. Vừa nhận nhiệm vụ, ngài đã x6y dựng Tiểu Chủng Viện Thánh Têrêxa Hài Ðồng Giêsu trên sườn đồi Mỹ Sơn.

Ðầu năm 1926, có thêm 3 cha tới giáo phận: cha Robert Tế, cha Hedde Minh và cha Fabien Moos. Sau đó, Ðức ông mời các nữ tu dòng Ðức Bà Truyền Giáo (Notre Dame de Missions) đến giúp. Dòng đặt trụ sở tại Khu Văn Miếu.

Tháng 2-1927, cha Hameleers Hạnh được cử đi lập xứ Tinh Túc, nơi có mỏ Vonfram và thiếc, cách Cao Bằng 70km.

Ðức ông đi Pháp vào tháng 9-1928. Ngày 10-6-1929, bề trên giám tỉnh thông báo: Ðức ông Maillet Bính đã xin từ chức phủ doãn và được Thánh Bộ Truyền Giáo chấp thuận.

Phủ doãn thứ ba: Ðức ông Félix Maurice Hedde Minh, O.P. (1929-1939).

Ðức ông Hedde Minh sinh tại Brest, ngày 30-3-1879, trong một gia đình sùng đạo. Học xong tiểu chủng viện, ngài xin gia nhập dòng Ða Minh, rồi qua học tại Rosary Hill (New York, USA) và sau đó sang tu viện Saint Etienne tại Jerusalem (Israel). Ngài thụ phong linh mục tại đó ngày 24-5-1902. Năm 1926, ngài được cử sang Bắc Việt, được giao phụ trách giáo xứ Tà Lùng (Cao Bằng) năm 1927. Ngày 14-7-1929, Thánh Bộ Truyền Giáo đã ra sắc lệnh cử ngài làm giám quản tông tòa miền Lạng Sơn – Cao Bằng.

Giai đoạn giám quản tông tòa (1929-1931)

Ðức ông Hedde Minh đề nghị Tỉnh dòng gửi thêm nhân sự. Tháng 11-1929, các linh mục Ange Willigers Huy, Ambroise Gagneux Ðạt và Feffro Thể tới Lạng Sơn. Nhờ có ba cha mới sang phụ lực, cha Larmurier Khang được đổi về Bản Lìm để hoàn thành cuốn Giáo Lý Cơ Bản bằng tiếng Tày và thiết lập hệ thống “Nhà Ðức Chúa trời” (Nhà Chung). Trong năm 1929, Ðức ông cho xây một nhà nguyện nhỏ cho trại phong ở Cao Bằng. Ngày 21-12-1929, thầy Ngọc là người thứ ba của giáo phận được chịu chức linh mục.

Giai đoạn phủ doãn tông tòa (1931-1939)

Thấy công việc của Ðức ông Hedde Minh tốt đẹp, Tòa Thánh đã bổ nhiệm ngài làm phủ doãn tông tòa theo Tông sắc ngày 8-1-1931. Nhân dịp này, cha Maillet Bính tình nguyện trở về giáo phận phục vụ dưới quyền bề trên mới.

Năm 1931, Ðức ông Hedde Minh gửi thư yêu cầu tỉnh dòng cho thêm người đến Lạng Sơn, nhưng Thánh Bộ truyền Giáo khuyến khích việc đào tạo nhân sự tại chỗ.

Năm 1934, cha Wiligers Huy bỏ xứ Vĩnh Rật để mở xứ Ðồng Ðăng là nơi có trục giao thông đường sắt, đường bộ. Nhà thờ Ðồng Ðăng được khánh thành vào dịp lễ Phục Sinh năm đó.

Ngày 25-4-1936, Ðức cha Hồ Ngọc Cẩn lên Lạng Sơn giảng phòng và truyền chức cho 4 tân linh mục: cha Thu, cha Lộc, cha Khải, cha Quyền. Lần đầu tiên giáo phận được chứng kiến một thánh lễ trọng thể như vậy. Sau đó cha Phê xuống lập xứ Ðồng Mỏ nơi có trục giao thông đường sắt, đường bộ đi qua. Cùng năm, cha Wiligers Huy khởi công xây dựng nhà thờ thị xã Cao Bằng.

Năm 1937, cha Ngọc lên lập xứ Nậm Loát.

Cuối năm 1937, giáo phận đón nhận hai vị thượng khách: Ðức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Ðông Dương và cha Gillet, Bề Trên Cả dòng Ða Minh.

Tháng 2-1938, mở thêm địa điểm truyền giáo Quảng Uyên, là một làng đông người Nùng, nằm giữa Cao Bằng và Tà Lùng. Tháng 3-1938, thiết lập họ Pò Mã (Thết Khê) do cha B. Desgouts Ðề phụ trách. Tháng 4-1938, xây dựng nhà thờ Na Sầm. Ngày 18-12-1938, cha Jacques Mỹ lập xứ Nguyên Bình và phụ trách thêm giáo dân mỏ Tinh Túc. Hằng ngày cha đi ngựa xuống các bản làng thăm hỏi, phát thuốc cho các dân bản.

Từ 1919-1939, công việc truyền giáo tại giáo phận Lạng Sơn đã phát triển đáng khích lệ. Vào thời điểm năm 1939, không kể Ðức ông Hedde Minh là giám mục tiên khởi, Lạng Sơn có 30 linh mục (16 người Pháp, 14 người Việt), 8 đại chủng sinh (trong đó có 4 người đang du học tại Pháp), tiểu chủng viện có 40 chú. Giáo phận có tất cả 18 nhà thờ hay nhà nguyện. Các xứ mới mở thêm: xứ Trung Tâm Cao Bằng, Nguyên Bình, Quảng Uyên, Ðồng Ðăng (thay Vĩnh Rật), Na Sầm, Bó Tờ, Pò Mã, Nậm Loát và Ðông Khê.

  1. Thời kỳ đại diện tông tòa (Vicaire Apostolique) 1939-1960

Ðức ông Hedde Minh được đặt lên chức giám mục đại diện tông tòa năm 1939, Ðức Khâm Sứ Tòa Thánh Drapier làm lễ tấn phong ngày 30-11-1939. Khẩu hiệu: “Cứ ra khơi”. Ngài nhận chức trong bối cảnh có nhiều biến chuyển trong và ngoài nước: thế chiến II bắt đầu, phong trào yêu nước do mặt trận Việt Minh phát động ngày một phát triển.

Ngày 26-8-1939, máy bay Nhật từ Trung Quốc tới bỏ bom chợ Thất Khê, rồi quân Nhật kéo vào Lạng Sơn. Cùng với quân Nhật, có những quân phiến loạn lợi dụng thời cơ cướp phá. Nhưng tháng 11-1940, quân Pháp đã trở lại ổn định trật tự. Năm 1941, cha Guibert Hiền đi mở xứ Bình Gia Năm 1942, cha Paul Mongin mở xứ Chợ Bãi.

Mặc dầu cuộc thế chiến II (1939-1945) đã gây ra nhiều đổ nát tại nhiều nước bên châu Âu, nhưng nhìn chung, tình hình giáo phận vẫn tương đối ổn định. Số giáo dân đã lên tới 5,000 người. Số người Nùng xin nhập đạo đông hơn người Tày. Tại hầu hết các thị trấn, thị tứ trong giáo phận đã có cơ sở truyền giáo cho người địa phương. Có nơi số bổn đạo lên tới 300 hay 500. Có nơi ở rải rác từ 50-100 và giáo dân ngày thêm chặt chẽ, gắn bó như các xứ đạo kỳ cựu.

Giáo phận Lạng Sơn dưới thời Ðức cha Jacques Mỹ, giám mục phó với quyền kế vị (1948-1960)

André Réginal Jacques Mỹ sinh ngày 9-11-1905 tại Sèvres, gần Paris, khấn dòng Ða Minh tại Angers ngày 15-8-1927, chịu chức linh mục ngày 22-7-1234. Cha Jacques tới Lạng Sơn ngày 26-12-1936, từng phục vụ tại giáo xứ thị xã Cao Bằng và Nguyên Bình (1938-1945). Ngày 6-6-1946 ngài về Pháp chữa bệnh. Ngày 22-1-1948, cha Jacques Mỹ và cha Haang Xuân trở lại Việt Nam, tới Lạng Sơn và có cha Lorry Lộ đi cùng.

Ngày 6-7-1948, tòa khâm sứ Huế điện tín cho biết: cha Jacques Mỹ được cử làm giám mục phó với quyền kế vị. Tòa vị Cerasa (Sades). Khẩu hiệu: “Hiến mạng sống mình cho anh em”.

Ngày 30-9-1949, Ðức cha Hedde Minh giao quyền cho Ðức cha phó. Ðây là một thời gian đầy biến động. Ngày 3-10-1950, quân Pháp rút khỏi Cao Bằng và ngày 17-10-1950, thị xã lạng Sơn được giải phóng. Trong tháng 10-1950, giáo phận có nhiều thay đổi: 7 cha Pháp sơ tán về Hà Nội (các cha Guillo, Haang Xuân, Mongin, Bardol Cảnh, Lorry Lộ, Dreyer Tân). Ở lại Lạng Sơn chỉ còn hai đức cha, cha Guibert Hiền vẫn ở xứ Thất Khê và cha Nerdeux Lý bị bắt làm tù binh mới được tha. Trước khi rút khỏi Lạng Sơn, quân Pháp khuyên hai giám mục và giáo dân cùng đi nhưng các ngài nhất định ở lại.

Cuộc di cư năm 1954 đã gây nhiều tổn thất cho giáo phận Lạng Sơn. Phần lớn giáo dân (khoảng 2,500 người) và linh mục, tu sĩ di cư vào Nam. Ở lại giáo phận còn hai đức cha Hedde Minh và Jacques Mỹ; hai cha Pháp Nerdeux Lý, Guibert Hiền; bốn cha Việt Nam: cha Khái, cha Dụ, cha Ðức, cha Thu. Số giáo dân ở lại 2,500 (di cư 50%). Trước năm 1954, có 26 giáo xứ và 26 nhà thờ. Sau chỉ còn 11 giáo xứ và 14 nha thờ.

Năm 1958, Ðức cha Jacques Mỹ và hai cha Pháp còn lại phải rời giáo phận và sau đó các ngài sang Lào truyền giáo. Ngày 4-5-1960, sau khi Ðức cha Hedde Minh qua đời, giáo phận chỉ còn 4 linh mục Việt Nam.

  1. Thời kỳ giám mục chính tòa từ 1960 đến 2005

Ðức cha Vinh Sơn Phaolô Phạm Văn Dụ, giám mục chính tòa tiên khởi Lạng Sơn (1960-1998)

Ðức cha Phạm Văn Dụ sinh ngày 14-10-1922, trong một gia đình trung lưu và sùng đạo tại Phát Diệm (Ninh Bình), chịu chức linh mục ngày 8-9-1948. Năm 1954, ngài tình nguyện ở lại phục vụ giáo phận. Năm 1959, Tòa Thánh đặt ngài lên chức tổng quản giáo phận. Ngay sau đó, ngài được lệnh lên coi xứ Thất Khê thay cha Guibert Hiền từ ngày 29-5-1959.

Những năm tháng ẩn dật (1960-1990)

Ngày 5-3-1960, Tòa Thánh đặt cha Dụ lên chức giám mục hiệu tòa Boseta và ngày 24-11-1960, Ðức cha Phạm Văn Dụ trở thành giám mục chính tòa Lạng Sơn. tại Bắc Ninh, ngày 1-5-1979, ngài đã được Ðức cha Phaolô Phạm Ðình Tụng, giám mục Bắc Ninh, tấn phong.

Về nhân sự, trong giáo phận, ngoài Ðức cha Dụ, chỉ còn 3 linh mục: cha Thu ở Cao Bằng, cha Khái ở Mỹ Sơn và cha Ðức ở Lộc Bình. Không đào tạo thêm được linh mục, trong khi các linh mục lớn tuổi lần lượt qua đời. Năm 1973, cha Thu qua đời tại Cao Bằng. Năm 1990, cha Ðức qua đời khi vào Nam chữa bệnh. Chỉ còn lại duy nhất cha Hoàng Trọng Quỳnh được truyền chức năm 1979, khi đã 70 tuổi.

Trong chiến tranh, các cơ sở dần dần bị tàn phá: nhà thờ chính tòa nằm kề ga Lạng Sơn đã bị bom san bằng ngày 15-8-1969, tòa giám mục và khu Văn Miếu bị hư hỏng nặng, nhà thờ Ðồng Ðăng nằm cạnh nhà ga cũng bị bom phá hủy chỉ còn lại bức tường mặt tiền. Năm 1979, nhà Thờ Tà Lùng và nhà nguyện khu Văn Miếu bị tiêu hủy trong cuộc chiến tranh biên giới.

Năm 1990, Ðức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ về Lạng Sơn sau 31 năm ẩn dật tại Thất Khê. Tòa giám mục được tạm thời đặt tại khu Văn Miếu, Cửa Nam.

Những năm tháng hy vọng (từ 1991 đến 2-9-1998)

Tháng 1-1991, Ðức cha vào Sàigòn thăm giáo xứ Lạng Sơn (Xóm Mới) và chữa bệnh. Tháng 8-1991, Ðức cha được phép đi thăm Tòa Thánh Rôma. Ở Rôma về, ngài bắt tay vào xây dựng cơ sở. Năm 1993, khởi công xây tòa giám mục. Dự định sẽ xây tiếp nhà thờ chính tòa nhưng chưa thành. Năm 1995, khởi công xây dựng nhà thờ Thanh Sơn, Cao Bằng. Năm 1996, xây nhà thờ Cao Bình. Sang năm 1997, sức khỏe của Ðức cha ngày một giảm sút. Ngày 9-3-1998, Tòa Thánh phê chuẩn đơn xin nghỉ hưu của Ðức cha. Bệnh tình ngày càng trầm trọng, ngài đã qua đời lúc 0giờ45 ngày 2-9-1998, sau 38 năm phục vụ Nước Trời trong lặng lẽ bằng chức vụ giám mục của mình.

Giám quản tông tòa giáo phận Lạng Sơn (từ 3-1998 đến 6-1999)

Ngày 9-3-1998, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Ðức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Ðình Tụng, Tổng giám mục Hà Nội, kiêm nhiệm giám quản tông tòa giáo phận Lạng Sơn.

Dù tuổi cao sức yếu với gánh nặng của Giáo phận Hà Nội và của Giáo hội Việt Nam, ngài vẫn sẵn sàng ghé vai gánh đỡ Lạng Sơn trong những lúc cần thiết. Con đường từ Hà Nội lên Lạng Sơn lúc này còn rất xấu: nhỏ hẹp, quanh co, có chỗ chênh vênh bên vực thẳm rất nguy hiểm. Điều này càng cho thấy tinh thần phục vụ và sự dấn thân không mệt mỏi của ngài. Công khó ấy Giáo phận Lạng Sơn không thể nào quên, và chắc chắn góp phần rất lớn cho một mùa gặt mai sau.

Giám mục Chính Toà thứ hai của Giáo phận: Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt (từ tháng 6/1999 đến 12/10/2007)

Cha Giuse Ngô Quang Kiệt sinh ngày 4/9/1952 tại Mỹ Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Ngày 3/6/1999, Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Chính toà Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Ngày 29/6/1999, lễ tấn phong Giám mục của ngài với khẩu hiệu “Chạnh lòng thương”. Ngày 11 tháng 7, Đức cha về nhận Giáo phận.

Với sức trẻ và con tim tràn đầy yêu thương, khẩu hiệu “Chạnh lòng thương”, sẽ dẫn đưa ngài nối gót Thầy Giêsu Chí Thánh của mình: “Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt” (Lc 9,36). Quả thật, ngài đã “chạnh lòng thương” đối với đàn chiên nhỏ bé Lạng Sơn – Cao Bằng đang bơ vơ, tản mát, nghèo nàn và đau khổ từ tinh thần đến vật chất!

Ngài về nhận Giáo phận ngày 11/7/1999, một giáo phận mà trong mấy chục năm qua chỉ thấy hết đổ vỡ này sang tàn phá khác. Giáo dân gồm những cộng đoàn nhỏ bé sống phân tán. Hơn 50 năm không có người trực tiếp hướng dẫn, đoàn chiên đã nhỏ bé lại càng tan tác. Về nhân sự lại càng thảm hại hơn: còn một linh mục duy nhất 96 tuổi và một nữ tu trên 100 tuổi, chỉ sống như những chứng nhân của những tàn phai hư ảo. Cơ sở vật chất là ba đống gạch vụn của nhà thờ Chính toà, Toà Giám mục và Tiểu Chủng viện.

Trước cảnh tượng đó, chính Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã cảm nhận: “Tôi thật sự hụt hẫng như người không biết bơi mà bị rơi xuống chỗ nước sâu!” Nhưng rồi, với niềm phó thác và lòng cậy trông, và với tấm lòng của một vị mục tử “chạnh lòng thương” ngài đã bắt tay vào việc.

Nếu thời của Đức cha cố Vinh Sơn Phạm Văn Dụ là thời của những đổ nát tan hoang, thì Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt chính là người đặt nền móng cho sự hồi sinh và phát triển như ngày hôm nay.

Thật vậy, như là một lễ hiện xuống mới trên Giáo phận, chỉ sau một thời gian ngắn, ngài đã đào tạo được linh mục cộng tác, đã xây dựng được nhà thờ Chính toà theo tinh thần hội nhập văn hoá thật ấn tượng; đồng thời xây cất, tu bổ một số nhà thờ đổ nát. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là xây dựng đời sống nội tâm, tình hiệp nhất yêu thương gắn bó trong mọi thành phần dân Chúa. Một sức sống mãnh liệt đã bừng lên, ai ai cũng phấn khởi, đoàn chiên tản mác đây đó đã tìm về quy tụ đầm ấm bên người cha chung.

Cũng thời gian này, ngày 26/3/2003 Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chính thức đặt Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm Giám quản Tông toà Tổng Giáo phận Hà Nội. Ngài đã cộng tác nhiệt thành với ơn Chúa trong sứ vụ này. Như một con thoi trên con đường dài Lạng Sơn – Hà Nội: đường là nhà, xe là phòng. Cứ thế, ngài đi không ngừng.

Nhưng, ý Chúa thật nhiệm mầu: vừa kiến thiết xong nhà thờ Chính toà và ổn định nhân sự, ngày 19/2/2005 ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội kiêm Giám quản Tông toà Giáo phận Lạng Sơn cho đến năm 2007.

Trong khoảng thời gian 8 năm, Ngài đã đêm ngày lo lắng cho đoàn chiên vừa ít, lại còn tản mát khắp nơi trên miền rừng núi Lạng Sơn – Cao Bằng và Hà Giang, bị nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, về đời sống đức tin cũng như cơ sở thờ tự, nhất là vắng bóng các linh mục, tu sĩ để phục vụ. Ngài đã lặn lội khắp nơi để thăm và tìm chiên lạc.

Vì vâng lời Giáo Hội, ngài đã về làm Tổng Giám mục Hà Nội, nhưng ngài hằng trăn trở lo cho có người kế vị, tiếp quản các công việc còn dang dở của ngài. Ngài đã từng nói: “Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng là mối tình đầu đời Giám mục của tôi”.

Ngài đã để lại biết bao dấu ấn tình thương và sự nghiệp lớn lao: ngài đã quy tụ mọi thành phần của Giáo phận, sống với nhau như một đại gia đình yêu thương. Từ chỗ không có linh mục, đến nay ngài đã gầy dựng được 7 linh mục, 9 Chủng sinh, khoảng 20 ứng sinh và 3 dòng nữ hoạt động tại các Giáo xứ.

Giám mục chính tòa đương nhiệm: Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân (2007 đến nay)

Cha Giuse Đặng Đức Ngân sinh ngày 16/6/1957 tại Hà Nội. Ngày 12/10/2007, Toà Thánh bổ nhiệm ngài làm Giám mục Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng. Ngày 3/12, lễ tấn phong Giám mục của ngài tại nhà thờ Chính toà Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.

Nhận lãnh một Giáo phận truyền giáo, Đức Tân Giám mục chọn cho mình khẩu hiệu “Ad Gentes – Đến với muôn dân”, đã nói lên tâm niệm đời Giám mục của ngài: đó là một hành trình theo sát Đức Kitô, để tiếp tục công việc của Người trên trần gian. “Đến với muôn dân” là ngài đã từ bỏ để ra đi. Ra đi “làm cho muôn loài muôn vật quy phục quyền tối cao của Thiên Chúa” (x. 1Cr 15,28), là một hành trình gian nan, vất vả! Bởi không chỉ là đi trên những con đường bằng đất, bằng đá, bằng vật chất, nhưng còn là đi trên con đường tinh thần, con đường Đức Kitô, con đường dẫn vào lòng người, giúp người ta đón nhận Tin Mừng cứu độ.

Cánh đồng truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng đã được các vị tiền nhiệm khai phá gieo trồng, trổ bông và phát triển, nay có bàn tay lành nghề tiếp nối. Đoàn chiên mới hồi sinh, nay được bồi dưỡng chăm sóc tận tình! Sức sống của Giáo phận đang mỗi ngày một vươn cao. Các tổ chức đoàn hội đi vào nề nếp.

  1. Ðịa lý và Dân số
  2. Diện tích và dân số:

Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng nằm trên 3 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang. Nhưng phần đất phía Tây sông Lô thuộc giáo phận Hưng Hóa; 2 Huyện Ngân Sơn và Chợ Rã trong tỉnh Cao Bằng thuộc giáo phận Bắc Ninh. Huyện Hữu Lũng trong tỉnh Lạng Sơn cũng thuộc giáo phận Bắc Ninh và huyện Ðình Lập trong tỉnh Lạng Sơn thuộc giáo phận Hải Phòng. Diện tích và dân số thuộc giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng còn lại như sau:

Diện tích: 14,945 km2. Tổng số dân địa phương: 1,153,000 người. Số Công giáo: 6,078 người. Dân cư đa số sống bằng nông nghiệp.

  1. Núi Sông:

Tỉnh Hà Giang:

– Núi: Núi Sam Tiêm ở phía Ðông Bắc Hà Giang, cao 2,270m.

– Sông: Sông Lô là ranh giới tự nhiên phía Tây Bắc của giáo phận. Sông Lô chảy từ Trung Quốc sang. Sông dài 265km cùng các nhánh sông Gầm, sông Miên, sông Chảy và sông Con, đa số lưu thông được. Nhưng nhiều đoạn phải dùng thuyền độc mộc.

Tỉnh Cao Bằng:

– Núi: núi Phỉa Ða 1,980m, núi Phỉa Oắc 1,931m, núi Phỉa Bioc 1,575m.

– Ðèo: đèo Lê A (Phỉa Oắc) 136m, Đèo Gió 804m.

– Sông: hai con sông chính là Bằng Giang và sông Neo và Nho Quế chảy ngang tỉnh, dài 50km. Sông Bằng Giang chảy từ Trung Quốc sang, theo hướng Ðông Nam qua biên giới Việt-Trung.

Tỉnh Lạng Sơn:

– Núi: phía Ðông Bắc thị xã Lạng Sơn có dãy núi Mẫu Sơn cao 1,080m, chế ngự thung lũng sông Kỳ Cùng. Khí hậu tại Mẫu Sơn mát mẻ, phong cảnh tuyệt đẹp, hiện đang được xây dựng làm khu nghỉ mát và dù lịch của Lạng Sơn. Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Cai Kinh cao 600m.

– Sông: tỉnh Lạng Sơn có hai con sông:

Sông Kỳ Cùng là sông chính của tỉnh, dài 243km, bắt nguồn từ dãy núi Bắc Xa (huyện Ðình Lập) ở độ cao 1,666m, chảy tới theo hướng Ðông Nam – Tây Bắc vào Lạng Sơn. Từ Thất Khê sông chảy theo hướng Tây Bắc – Ðông Nam ngược hẳn với hướng ban đầu bao quanh dãy núi Khau Kỳ và chảy sang Trung Quốc.

Sông Thương dài 80km, có hai chi lưu là sông Rồng dài 30km và sông Trung dài 50 km. Sông Thương có hai nguồn, một nguồn chảy qua miền núi đá, nước trong; một nguồn chở phù sa, nước đục.

  1. Các sắc tộc:

Lạng Sơn, Cao Bằng là hai tỉnh có nhiều sắc tộc như Tày, Nùng, Kinh, Dao (Mán), Hoa (Hán), Cao Lan, Sán Chỉ, H’mông (Mèo). Các sắc tộc vùng này có truyền thống tốt đẹp sống chung với nhau rất hài hòa.

  1. Một số điểm đặc sắc của giáo phận:
  2. Danh lam thắng cảnh:

–Thác Bản Giốc (Cao Bằng): cách Huyện Trùng Khánh 23km. Ðây là một kỳ quan của tỉnh Cao Bằng. Sông Quy Thuận chảy đến đây, lòng sông bỗng sụt xuống 34km làm thành thác rất rộng. Thác phía Tây đổ thẳng xuống thành ba dòng: một dòng toàn hạt nước bụi trong và nhẹ như tấm the, hai dòng kia ào ào tuôn xuống. Chân thác có hang và cũng có nước tuôn ra, màu lục thắm. Bờ thác, rêu dài hàng thước. Phần thác phía Ðông đổ xuống bằng ba bậc trải ra rất rộng. Toàn cảnh thác đẹp tuyệt với: nước bạc, cây xanh, hồ màu lục thắm, núi màu đỏ và tím. Tiếng nước reo như tiếng “sấm dậy”. Thật là hùng vĩ.

– Ðộng Nhị Thanh – Tam Thanh (Lạng Sơn): Nhị Thanh là một động lớn xuyên qua dãy núi. Trong động có suối Ngọc Tuyền, nước trong như gương, chảy xuyên qua hai cửa động. Giữa động có cửa Thông Thiên tỏa ánh mặt trời dọi xuống lung linh huyền ảo. Ðộng Tam Thanh nằm gọn trong quả núi đá vôi về phía Bắc Động Nhị Thanh. Trong động có Chùa Tam Thanh (Thanh Thiên Tự Ðộng) được lập vào thế kỷ XVII, có tượng Phật A Di Ðà tạc vào vách đá, có hồ Âm Ty, nước trong không bao giờ cạn.

– Nàng Tô Thị: là một khối đá giống như người phụ nữ bồng con. Theo tục truyền, người đàn bà, tên Tô Thị, ôm con chờ chồng đi chinh chiến miền xa lâu ngày nên hóa thành đá. Truyền thuyết giống Hòn Vọng Phu ở Miền Trung, nói lên tấm lòng chung thủy của người phụ nữ Việt Nam, đợi chồng đi cứu nước mà không phai lòng.

– Thành Nhà Mạc: phía sau núi Nàng Tô Thị, giữa hai dãy núi là một thung lũng bằng phẳng có hai bức tường thành xây chắn ngang, đó là di tích Thành Nhà Mạc. Thành dài 300m, mặt thành rộng 1m. Ðứng trên thành nhìn về phía Ðông có thể bao quát được toàn thị xã Lạng Sơn.

– Ðộng Tam Thanh, hợp với phố Kỳ Lừa, Núi Tô Thị và sông Kỳ Cùng tạo nên một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp của xứ Lạng:

Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa,

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh,

Ai lên xứ Lạng cùng anh…

– Ải Chi Lăng: là một cửa ải hiểm yếu trên đường từ Lạng Sơn đến Ðông Quan. Ðó là một thung lũng nhỏ, dài khoảng 4km, rộng 1km. Phía Tây là dãy núi đá vôi lởm chởm, vách núi rừng trùng điệp. Giữa thung lũng có 5 ngọn núi nhỏ và những cánh đồng lầy lội. Do vị trí chiến lược của nó, Chi Lăng đã chứng kiến nhiều chiến công của dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống nhà Tống, Nguyên Minh, Thanh trước đây. Nhưng Chi Lăng nổi tiếng nhất trong lịch sử là do chiến công của nghĩa quân Lam Sơn cuối năm 1427. Ngày 10-10, toàn bộ quân tiên phong của địch do tướng Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây (Trung Quốc) sang, qua đường Lạng Sơn, lọt vào trận địa mai phục và bị tiêu diệt gọn. Liễu Thăng bị chém chết bên sườn núi Mã Yên (núi Yên Ngựa).

Tác giả bài viết: BTT.GP

  1. Lược Sử Giáo Phận Lạng Sơn

Phần đất giáo phận Lạng Sơn ngày nay thuộc giáo phận Ðàng Ngoài (1659-1679). Sau đó, Ðàng Ngoài được chia thành Tây và Ðông vào năm 1679, giáo phận Lạng Sơn thuộc về Ðông Ðàng Ngoài. Ðến năm 1848, Ðông Ðàng Ngoài được chia thành Ðông và Trung. Năm 1883, giáo phận Ðông Ðàng Ngoài lại được chia thành Ðông và Bắc. Ðông sau này thành giáo phận Hải Phòng (1924), còn Bắc sau được chia thành hai: Bắc Ninh (1924) và Lạng Sơn (1939). Các giáo phận Ðông, Trung, Bắc được giao cho các linh mục dòng Ða Minh Tây Ban Nha, thuộc tỉnh dòng Manila, coi sóc ngày từ năm 1679.

Nhà Nguyễn thành lập tỉnh Lạng Sơn – Cao Bằng vào năm 1831. Trong suốt 300 năm truyền giáo từ thế kỷ XVII-XIX, chưa thấy có dấu chân các vị thừa sai trên phần đất của giáo phận Lạng Sơn. Ðể có thể đẩy mạnh công cuộc truyền giáo ở vùng đất này, cuối năm 1913, phần đất của giáo phận Lạng Sơn ngày nay được tách khỏi giáo phận Bắc Ðàng Ngoài để làm thành Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn (Préfecture Apostolique de Lạng Sơn) và được giao cho các tu sĩ Ða Minh người Pháp thuộc tỉnh dòng Lyon. Ngày 11-7-1939, Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn được nâng lên thành Ðại diện Tông tòa Lạng Sơn. Ngày 24-11-1960, Lạng Sơn trở thành giáo phận chính tòa thuợc giáo tỉnh Hà Nội.

Ta có thể tóm tắt một vài giai đoạn chính trong dòng lịch sử giáo phận như sau:

  1. Thời kỳ khai phá – các cha Ða Minh tới Bắc Việt

Vào thời kỳ khai phá gieo Tin Mừng, dân cư miền núi Cao Bằng – Lạng Sơn chưa hề biết tới Ðạo Thiên Chúa. Có lẽ người giáo dân đầu tiên tới đây là ông phó Nhậm (phó lý trưởng), con của Thánh Antôn Nguyễn Ðích. Ông phó Nhậm bị đày đi xa (phát lưu) lên Cao Bằng vào năm 1858 thời vua Tự Ðức. Cũng khoảng năm này, một đại chủng sinh bị phát lưu lên Lạng Sơn tên là Trần Triêm, tức cụ sáu Trần Lục.

Vào năm 1876, tại Cao Bằng có chừng 300 giáo hữu, phần lớn là những người bị triều đình Huế phát vãng lên đây.

Ngày 13-6-1881, một phái đoàn gồm 2 linh mục và 3 thầygiảng do cha Fuentes Phê, thừa sai Ða Minh Tây Ban Nha, hướng dẫn, đi từ Thiết Nha lên thám hiểm miền Lạng Sơn và Cao Bằng. Trước khi về, phái đoàn để lại một thầy giảng ở Cao Bằng và một linh mục ở Lạng Sơn. Sau khi thiết lập nhiều đồn bót trên tuyến biên giới Việt-Trung, quân đội Pháp cần có các vị tuyên úy. Ðáp ứng nguyện vọng trên, tháng 3-1895, tòa giám mục Bắc Ninh đã cử một linh mục lên Lạng Sơn. Ngài đến lập nhà nguyện tại khu Văn Miếu, Cửa Nam, thị xã Lạng Sơn. Tại đây đã có chừng 50 giáo dân miền xuôi lên lập nghiệp.

Vào các năm 1902-1905, mối quan hệ giữa chính quyền bảo hộ Pháp và các cha Tây Ban Nha trở nên căng thẳng, các cha Ða Minh Tây Ban Nha đề nghị các cha Ða Minh Pháp (Tỉnh dòng Lyon) tới giúp. Ngày 9-2-1902, ba thừa sai Ða Minh Pháp đầu tiên tới Hải Phòng là các cha B. Cothonay Chiểu, 48 tuổi, cha Bardol Cảnh, 26 tuổi và cha Brébion, 35 tuổi. Tháng 9-1903, có thêm ba cha Ða Minh Pháp tới Việt Nam là các cha: Robert, Fraisse và Hedde Minh. Ðợt thứ ba, các cha Ða Minh Pháp vào Việt Nam cuối năm 1906 là ba cha: Larmurier, Mazelaigue và De Bellaing.

Vì các cha Ða Minh Pháp có vùng đất riêng để hoạt động, Ðức cha Velasco khuyến khích các ngài lên tìm hiểu hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng. Năm 1908, cha De Bellaing đã tới lập trụ sở đầu tiên tại Bản Quấn, dưới chân núi Mẫu Sơn. Tiếp đó, đầu năm 1909, cha Fraisse lên Cao Bằng lập cơ sở đầu tiên tại Vườn Cam, thị xã Cao Bằng. Năm 1910, cha Bardol Cảnh lập họ đạo Cao Bình (km 9) gần sông Bằng Giang, nơi đây chưa có giáo dân.

Ngày 30-12-1913, Thánh Bộ Truyền Giáo chính thức ra sắc dụ trao cho tỉnh dòng Ða Minh Lyon coi sóc vùng Lạng Sơn – Cao Bằng. Tình hình dân số Lạng Sơn – Cao Bằng khi đó có 12,000 người Kinh, 6,000 người Hoa ở những nơi buôn bán, 270,000 người Tày và Nùng, 15,000 người H’mông (Mèo) và người Dao (Mán). Tổng số 300,000 người.

  1. Thời kỳ phủ doãn tông tòa (Préfecture Apostolique) 1913-1939

Theo Sắc lệnh Tông tòa ngày 30-12-1913, Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn gồm hai tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn và một phần đất tỉnh Hà Giang (phía Ðông sông Lô).

Phủ doãn tiên khởi: Ðức ông Bertrand Cothonay Chiểu, O.P. (1913-1939).

Ngày 5-6-1914, Ðức ông Cothonay Chiểu tiếp nhận phủ doãn tông tòa Lạng Sơn với cơ sở vật chất, nhân sự rất khiêm tốn. Khu Văn Miếu, Cửa Nam, thị xã Lạng Sơn, có một căn nhà ba gian và một nhà nguyện nhỏ. Cách thị xã Lạng Sơn 30km có cơ sở thứ hai là nhà nguyện Bản Quấn với vài chục giáo dân. Về nhân sự, ngoài cha De Bellaing ở Bản Quấn, có thêm các cha: Brébion Úy, cha Larmurier Khang, cha Bardol Cảnh và 16 chú (tiểu chủng sinh) cùng đi với các cha lên địa phận.

Sau trận lụt to ngày 14-7-1914 gây thiệt hại lớn cho cơ sở Văn Miếu cũ và khu nhà lá mới dựng thêm, Ðức ông đã mua lại khách sạn Hầm Mỏ (Hotel des Mines) ở gần ga Lạng Sơn làm tòa giám mục, nhà xứ, nơi đào tạo chủng sinh và thầy giảng. Năm 1923 bắt đầu xây nhà thờ chính tòa. tiếp đó, Ðức ông mua thêm khu đồn điền Landrieu, cách tòa giám mục 2km, để lập giáo xứ Mỹ Sơn, chiêu mộ giáo dân từ miền xuôi lên và lập tiểu chủng viện tại đó. Ðầu năm 1922, chủng viện đã có 11 chú (tiểu chủng sinh) và 7 thầy (đại chủng sinh).

Trong năm 1915, Ðức ông Cothonay Chiểu mở thêm các xứ Tà Lùng và Thất Khê.

Ðến năm 1919, chỉ còn lại 6 vị truyền giáo tại chỗ nên Ðức ông đã yêu cầu Bắc Ninh tăng cường cho 4 vị là cha Nguyễn Ðức Linh, cha Nguyễn Ðình Lương, cha Ðoán, cha Nghĩa. Họ Vĩnh Rật (ngoại vi Ðồng Ðăng) do cha Savina Vị thuộc Hội Thừa Sai Paris phụ trách.

Ðại chiến I (1914-1918) vừa kết thúc thì giáo phận đón nhận thêm 5 vị thừa sai: Maillet Bính, Craven Dự, Trouvé, Hameleers Hạnh và Fabien Moos.

Năm 1920, cha Brébion Úy, sau khi đi thăm Cao Bằng về, đã mua ruộng đất để các nhà xứ có nguồn lương thực tại chỗ.

Cuối năm 1921, sau khi đã xây xong nhà thờ và khu nhà xứ Cao Bình khang trang, cha Brébion Úy trở về Lạng Sơn để xây nhà thờ Bản Lìm.

Năm 1922, giáo phận phong chức cho 2 linh mục tiên khởi là cha Hào và cha Thao. Vì sức khỏe yếu kém, Ðức ông xin từ chức và ngày 31-3-1925, Thánh Bộ Truyền Giáo có sắc dụ cử cha Maillet Bính làm phủ doãn thứ hai giáo phận Lạng Sơn.

Ðức ông Cothonay Chiểu qua đời ngày 27-5-1926 và được an táng tại khuôn viên nhà thờ Mỹ Sơn. Ngài là người có công đầu tập hợp nhân sự, thiết lập các xứ truyền giáo tuyến biên giới Việt-Trung.

Phủ doãn thứ hai: Ðức ông Marie Dominique Maillet Bính, O.P. (1925-1929).

Ðức ông Maillet Bính là người ưa hoạt động và nhìn xa trông rộng. Vừa nhận nhiệm vụ, ngài đã x6y dựng Tiểu Chủng Viện Thánh Têrêxa Hài Ðồng Giêsu trên sườn đồi Mỹ Sơn.

Ðầu năm 1926, có thêm 3 cha tới giáo phận: cha Robert Tế, cha Hedde Minh và cha Fabien Moos. Sau đó, Ðức ông mời các nữ tu dòng Ðức Bà Truyền Giáo (Notre Dame de Missions) đến giúp. Dòng đặt trụ sở tại Khu Văn Miếu.

Tháng 2-1927, cha Hameleers Hạnh được cử đi lập xứ Tinh Túc, nơi có mỏ Vonfram và thiếc, cách Cao Bằng 70km.

Ðức ông đi Pháp vào tháng 9-1928. Ngày 10-6-1929, bề trên giám tỉnh thông báo: Ðức ông Maillet Bính đã xin từ chức phủ doãn và được Thánh Bộ Truyền Giáo chấp thuận.

Phủ doãn thứ ba: Ðức ông Félix Maurice Hedde Minh, O.P. (1929-1939).

Ðức ông Hedde Minh sinh tại Brest, ngày 30-3-1879, trong một gia đình sùng đạo. Học xong tiểu chủng viện, ngài xin gia nhập dòng Ða Minh, rồi qua học tại Rosary Hill (New York, USA) và sau đó sang tu viện Saint Etienne tại Jerusalem (Israel). Ngài thụ phong linh mục tại đó ngày 24-5-1902. Năm 1926, ngài được cử sang Bắc Việt, được giao phụ trách giáo xứ Tà Lùng (Cao Bằng) năm 1927. Ngày 14-7-1929, Thánh Bộ Truyền Giáo đã ra sắc lệnh cử ngài làm giám quản tông tòa miền Lạng Sơn – Cao Bằng.

Giai đoạn giám quản tông tòa (1929-1931)

Ðức ông Hedde Minh đề nghị Tỉnh dòng gửi thêm nhân sự. Tháng 11-1929, các linh mục Ange Willigers Huy, Ambroise Gagneux Ðạt và Feffro Thể tới Lạng Sơn. Nhờ có ba cha mới sang phụ lực, cha Larmurier Khang được đổi về Bản Lìm để hoàn thành cuốn Giáo Lý Cơ Bản bằng tiếng Tày và thiết lập hệ thống “Nhà Ðức Chúa trời” (Nhà Chung). Trong năm 1929, Ðức ông cho xây một nhà nguyện nhỏ cho trại phong ở Cao Bằng. Ngày 21-12-1929, thầy Ngọc là người thứ ba của giáo phận được chịu chức linh mục.

Giai đoạn phủ doãn tông tòa (1931-1939)

Thấy công việc của Ðức ông Hedde Minh tốt đẹp, Tòa Thánh đã bổ nhiệm ngài làm phủ doãn tông tòa theo Tông sắc ngày 8-1-1931. Nhân dịp này, cha Maillet Bính tình nguyện trở về giáo phận phục vụ dưới quyền bề trên mới.

Năm 1931, Ðức ông Hedde Minh gửi thư yêu cầu tỉnh dòng cho thêm người đến Lạng Sơn, nhưng Thánh Bộ truyền Giáo khuyến khích việc đào tạo nhân sự tại chỗ.

Năm 1934, cha Wiligers Huy bỏ xứ Vĩnh Rật để mở xứ Ðồng Ðăng là nơi có trục giao thông đường sắt, đường bộ. Nhà thờ Ðồng Ðăng được khánh thành vào dịp lễ Phục Sinh năm đó.

Ngày 25-4-1936, Ðức cha Hồ Ngọc Cẩn lên Lạng Sơn giảng phòng và truyền chức cho 4 tân linh mục: cha Thu, cha Lộc, cha Khải, cha Quyền. Lần đầu tiên giáo phận được chứng kiến một thánh lễ trọng thể như vậy. Sau đó cha Phê xuống lập xứ Ðồng Mỏ nơi có trục giao thông đường sắt, đường bộ đi qua. Cùng năm, cha Wiligers Huy khởi công xây dựng nhà thờ thị xã Cao Bằng.

Năm 1937, cha Ngọc lên lập xứ Nậm Loát.

Cuối năm 1937, giáo phận đón nhận hai vị thượng khách: Ðức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Ðông Dương và cha Gillet, Bề Trên Cả dòng Ða Minh.

Tháng 2-1938, mở thêm địa điểm truyền giáo Quảng Uyên, là một làng đông người Nùng, nằm giữa Cao Bằng và Tà Lùng. Tháng 3-1938, thiết lập họ Pò Mã (Thết Khê) do cha B. Desgouts Ðề phụ trách. Tháng 4-1938, xây dựng nhà thờ Na Sầm. Ngày 18-12-1938, cha Jacques Mỹ lập xứ nguyên Bình và phụ trách thêm giáo dân mỏ Tinh Túc. Hằng ngày cha đi ngựa xuống các bản làng thăm hỏi, phát thuốc cho các dân bản.

Từ 1919-1939, công việc truyền giáo tại giáo phận Lạng Sơn đã phát triển đáng khích lệ. Vào thời điểm năm 1939, không kể Ðức ông Hedde Minh là giám mục tiên khởi, Lạng Sơn có 30 linh mục (16 người Pháp, 14 người Việt), 8 đại chủng sinh (trong đó có 4 người đang du học tại Pháp), tiểu chủng viện có 40 chú. Giáo phận có tất cả 18 nhà thờ hay nhà nguyện. Các xứ mới mở thêm: xứ Trung Tâm Cao Bằng, Nguyên Bình, Quảng Uyên, Ðồng Ðăng (thay Vĩnh Rật), Na Sầm, Bó Tờ, Pò Mã, Nậm Loát và Ðông Khê.

  1. Thời kỳ đại diện tông tòa (Vicaire Apostolique) 1939-1960

Ðức ông Hedde Minh được đặt lên chức giám mục đại diện tông tòa năm 1939, Ðức Khâm Sứ Tòa Thánh Drapier làm lễ tấn phong ngày 30-11-1939. Khẩu hiệu: “Cứ ra khơi”. Ngài nhận chức trong bối cảnh có nhiều biến chuyển trong và ngoài nước: thế chiến II bắt đầu, phong trào yêu nước do mặt trận Việt Minh phát động ngày một phát triển.

Ngày 26-8-1939, máy bay Nhật từ Trung Quốc tới bỏ bom chợ Thất Khê, rồi quân Nhật kéo vào Lạng Sơn. Cùng với quân Nhật, có những quân phiến loạn lợi dụng thời cơ cướp phá. Nhưng tháng 11-1940, quân Pháp đã trở lại ổn định trật tự. Năm 1941, cha Guibert Hiền đi mở xứ Bình Gia Năm 1942, cha Paul Mongin mở xứ Chợ Bãi.

Mặc dầu cuộc thế chiến II (1939-1945) đã gây ra nhiều đổ nát tại nhiều nước bên châu Âu, nhưng nhìn chung, tình hình giáo phận vẫn tương đối ổn định. Số giáo dân đã lên tới 5,000 người. Số người Nùng xin nhập đạo đông hơn người Tày. Tại hầu hết các thị trấn, thị tứ trong giáo phận đã có cơ sở truyền giáo cho người địa phương. Có nơi số bổn đạo lên tới 300 hay 500. Có nơi ở rải rác từ 50-100 và giáo dân ngày thêm chặt chẽ, gắn bó như các xứ đạo kỳ cựu.

Giáo phận Lạng Sơn dưới thời Ðức cha Jacques Mỹ, giám mục phó với quyền kế vị (1948-1960)

André Réginal Jacques Mỹ sinh ngày 9-11-1905 tại Sèvres, gần Paris, khấn dòng Ða Minh tại Angers ngày 15-8-1927, chịu chức linh mục ngày 22-7-1234. Cha Jacques tới Lạng Sơn ngày 26-12-1936, từng phục vụ tại giáo xứ thị xã Cao Bằng và Nguyên Bình (1938-1945). Ngày 6-6-1946 ngài về Pháp chữa bệnh. Ngày 22-1-1948, cha Jacques Mỹ và cha Haang Xuân trở lại Việt Nam, tới Lạng Sơn và có cha Lorry Lộ đi cùng.

Ngày 6-7-1948, tòa khâm sứ Huế điện tín cho biết: cha Jacques Mỹ được cử làm giám mục phó với quyền kế vị. Tòa vị Cerasa (Sades). Khẩu hiệu: “Hiến mạng sống mình cho anh em”.

Ngày 30-9-1949, Ðức cha Hedde Minh giao quyền cho Ðức cha phó. Ðây là một thời gian đầy biến động. Ngày 3-10-1950, quân Pháp rút khỏi Cao Bằng và ngày 17-10-1950, thị xã lạng Sơn được giải phóng. Trong tháng 10-1950, giáo phận có nhiều thay đổi: 7 cha Pháp sơ tán về Hà Nội (các cha Guillo, Haang Xuân, Mongin, Bardol Cảnh, Lorry Lộ, Dreyer Tân). Ở lại Lạng Sơn chỉ còn hai đức cha, cha Guibert Hiền vẫn ở xứ Thất Khê và cha Nerdeux Lý bị bắt làm tù binh mới được tha. Trước khi rút khỏi Lạng Sơn, quân Pháp khuyên hai giám mục và giáo dân cùng đi nhưng các ngài nhất định ở lại.

Cuộc di cư năm 1954 đã gây nhiều tổn thất cho giáo phận Lạng Sơn. Phần lớn giáo dân (khoảng 2,500 người) và linh mục, tu sĩ di cư vào Nam. Ở lại giáo phận còn hai đức cha Hedde Minh và Jacques Mỹ; hai cha Pháp Nerdeux Lý, Guibert Hiền; bốn cha Việt Nam: cha Khái, cha Dụ, cha Ðức, cha Thu. Số giáo dân ở lại 2,500 (di cư 50%). Trước năm 1954, có 26 giáo xứ và 26 nhà thờ. Sau chỉ còn 11 giáo xứ và 14 nha thờ.

Năm 1958, Ðức cha Jacques Mỹ và hai cha Pháp còn lại phải rời giáo phận và sau đó các ngài sang Lào truyền giáo. Ngày 4-5-1960, sau khi Ðức cha Hedde Minh qua đời, giáo phận chỉ còn 4 linh mục Việt Nam.

  1. Thời kỳ giám mục chính tòa từ 1960 đến 2005

Ðức cha Vinh Sơn Phaolô Phạm Văn Dụ, giám mục chính tòa tiên khởi Lạng Sơn (1960-1998)

Ðức cha Phạm Văn Dụ sinh ngày 14-10-1922, trong một gia đình trung lưu và sùng đạo tại Phát Diệm (Ninh Bình), chịu chức linh mục ngày 8-9-1948. Năm 1954, ngài tình nguyện ở lại phục vụ giáo phận. Năm 1959, Tòa Thánh đặt ngài lên chức tổng quản giáo phận. Ngay sau đó, ngài được lệnh lên coi xứ Thất Khê thay cha Guibert Hiền từ ngày 29-5-1959.

Những năm tháng ẩn dật (1960-1990)

Ngày 5-3-1960, Tòa Thánh đặt cha Dụ lên chức giám mục hiệu tòa Boseta và ngày 24-11-1960, Ðức cha Phạm Văn Dụ trở thành giám mục chính tòa Lạng Sơn. tại Bắc Ninh, ngày 1-5-1979, ngài đã được Ðức cha Phaolô Phạm Ðình Tụng, giám mục Bắc Ninh, tấn phong.

Về nhân sự, trong giáo phận, ngoài Ðức cha Dụ, chỉ còn 3 linh mục: cha Thu ở Cao Bằng, cha Khái ở Mỹ Sơn và cha Ðức ở Lộc Bình. Không đào tạo thêm được linh mục, trong khi các linh mục lớn tuổi lần lượt qua đời. Năm 1973, cha Thu qua đời tại Cao Bằng. Năm 1990, cha Ðức qua đời khi vào Nam chữa bệnh. Chỉ còn lại duy nhất cha Hoàng Trọng Quỳnh được truyền chức năm 1979, khi đã 70 tuổi.

Trong chiến tranh, các cơ sở dần dần bị tàn phá: nhà thờ chính tòa nằm kề ga Lạng Sơn đã bị bom san bằng ngày 15-8-1969, tòa giám mục và khu Văn Miếu bị hư hỏng nặng, nhà thờ Ðồng Ðăng nằm cạnh nhà ga cũng bị bom phá hủy chỉ còn lại bức tường mặt tiền. Năm 1979, nhà Thờ Tà Lùng và nhà nguyện khu Văn Miếu bị tiêu hủy trong cuộc chiến tranh biên giới.

Năm 1990, Ðức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ về Lạng Sơn sau 31 năm ẩn dật tại Thất Khê. Tòa giám mục được tạm thời đặt tại khu Văn Miếu, Cửa Nam.

Những năm tháng hy vọng (từ 1991 đến 2-9-1998)

Tháng 1-1991, Ðức cha vào Sàigòn thăm giáo xứ Lạng Sơn (Xóm Mới) và chữa bệnh. Tháng 8-1991, Ðức cha được phép đi thăm Tòa Thánh Rôma. Ở Rôma về, ngài bắt tay vào xây dựng cơ sở. Năm 1993, khởi công xây tòa giám mục. Dự định sẽ xây tiếp nhà thờ chính tòa nhưng chưa thành. Năm 1995, khởi công xây dựng nhà thờ Thanh Sơn, Cao Bằng. Năm 1996, xây nhà thờ Cao Bình. Sang năm 1997, sức khỏe của Ðức cha ngày một giảm sút. Ngày 9-3-1998, Tòa Thánh phê chuẩn đơn xin nghỉ hưu của Ðức cha. Bệnh tình ngày càng trầm trọng, ngài đã qua đời lúc 0giờ45 ngày 2-9-1998, sau 38 năm phục vụ Nước Trời trong lặng lẽ bằng chức vụ giám mục của mình.

Giám quản tông tòa giáo phận Lạng Sơn (từ 3-1998 đến 6-1999)

Ngày 9-3-1998, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Ðức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Ðình Tụng, Tổng giám mục Hà Nội, kiêm nhiệm giám quản tông tòa giáo phận Lạng Sơn.

Giám mục chính tòa đương nhiệm

Ngày 18-6-1999, Tòa Thánh chính thức thông báo: Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm linh mục Giuse Ngô Quang Kiệt, 47 tuổi, thư ký tòa giám mục Long xuyên, làm giám mục chính tòa giáo phận Lạng Sơn. Ngày 29-6-1999, ngài được Ðức cha G.B. Bùi Tuần tấn phong giám mục. Ngài về nhận giáo phận vào ngày 11-7-1999.

Ngày 26-4-2003, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chính thức đặt Ðức cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm giám quản tông tòa giáo phận Hà Nội.

Ngày 19-2-2005, Ðức cha Giuse Ngô Quang Kiệt được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Hà Nội, kiêm giám quản tông tòa giáo phận Lạng Sơn.

Giám mục chính tòa thứ ba của Giáo phận: Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân

Ngày 3 tháng 12 năm 2007, tại Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn, linh mục Giuse Đặng Đức Ngân được phong chức giám mục chính tòa của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng với khẩu hiệu “Ad Gentes – Đến Với Muôn Dân”, khởi đầu một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển của giáo phận.

  1. Ðịa lý và Dân số
  2. Diện tích và dân số:

Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng nằm trên 3 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang. Nhưng phần đất phía Tây sông Lô thuộc giáo phận Hưng Hóa; 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã trong tỉnh Cao Bằng thuộc giáo phận Bắc Ninh. Huyện Hữu Lũng trong tỉnh Lạng Sơn cũng thuộc giáo phận Bắc Ninh và huyện Ðình Lập trong tỉnh Lạng Sơn thuộc giáo phận Hải Phòng. Diện tích và dân số thuộc giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng còn lại như sau:

Diện tích: 14,945 km2. Tổng số dân địa phương: 1,153,000 người. Số Công giáo: 6,078 người. Dân cư đa số sống bằng nông nghiệp.

  1. Núi Sông:

Tỉnh Hà Giang:

– Núi: Núi Sam Tiêm ở phía Ðông Bắc Hà Giang, cao 2,270m.

– Sông: Sông Lô là ranh giới tự nhiên phía Tây Bắc của giáo phận. Sông Lô chảy từ Trung Quốc sang. Sông dài 265km cùng các nhánh sông Gầm, sông Miên, sông Chảy và sông Con, đa số lưu thông được. Nhưng nhiều đoạn phải dùng thuyền độc mộc.

Tỉnh Cao Bằng:

– Núi: núi Phỉa Ða 1,980m, núi Phỉa Oắc 1,931m, núi Phỉa Bioc 1,575m.

– Ðèo: đèo Lê A (Phỉa Oắc) 136m, đèo Gió 804m.

– Sông: hai con sông chính là Bằng Giang và sông Neo và Nho Quế chảy ngang tỉnh, dài 50km. Sông Bằng Giang chảy từ Trung Quốc sang, theo hướng Ðông Nam qua biên giới Việt-Trung.

Tỉnh Lạng Sơn:

– Núi: phía Ðông Bắc thị xã Lạng Sơn có dãy núi Mẫu Sơn cao 1,080m, chế ngự thung lũng sông Kỳ Cùng. Khí hậu tại Mẫu Sơn mát mẻ, phong cảnh tuyệt đẹp, hiện đang được xây dựng làm khu nghỉ mát và dù lịch của Lạng Sơn. Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Cai Kinh cao 600m.

– Sông: tỉnh Lạng Sơn có hai con sông:

Sông Kỳ Cùng là sông chính của tỉnh, dài 243km, bắt nguồn từ dãy núi Bắc Xa (huyện Ðình Lập) ở độ cao 1,666m, chảy tới theo hướng Ðông Nam – Tây Bắc vào Lạng Sơn. Từ Thất Khê sông chảy theo hướng Tây Bắc – Ðông Nam ngược hẳn với hướng ban đầu bao quanh dãy núi Khau Kỳ và chảy sang Trung Quốc.

Sông Thương dài 80km, có hai chi lưu là sông Rồng dài 30km và sông Trung dài 50 km. Sông Thương có hai nguồn, một nguồn chảy qua miền núi đá, nước trong; một nguồn chở phù sa, nước đục.

  1. Các sắc tộc:

Lạng Sơn, Cao Bằng là hai tỉnh có nhiều sắc tộc như Tày, Nùng, Kinh, Dao (Mán), Hoa (Hán), Cao Lan, Sán Chỉ, H’mông (Mèo). Các sắc tộc vùng này có truyền thống tốt đẹp sống chung với nhau rất hài hòa.

  1. Một số điểm đặc sắc của giáo phận:
  2. Danh lam thắng cảnh:

-Thác Bản Giốc (Cao Bằng): cách huyện Trùng Khánh 23km. Ðây là một kỳ quan của tỉnh Cao Bằng. Sông Quy Thuận chảy đến đây, lòng sông bỗng sụt xuống 34km làm thành thác rất rộng. Thác phía Tây đổ thẳng xuống thành ba dòng: một dòng toàn hạt nước bụi trong và nhẹ như tấm the, hai dòng kia ào ào tuôn xuống. Chân thác có hang và cũng có nước tuôn ra, màu lục thắm. Bờ thác, rêu dài hàng thước. Phần thác phía Ðông đổ xuống bằng ba bậc trải ra rất rộng. Toàn cảnh thác đẹp tuyệt với: nước bạc, cây xanh, hồ màu lục thắm, núi màu đỏ và tím. Tiếng nước reo như tiếng “sấm dậy”. Thật là hùng vĩ.

– Ðộng Nhị Thanh – Tam Thanh (Lạng Sơn): Nhị Thanh là một động lớn xuyên qua dãy núi. Trong động có suối Ngọc Tuyền, nước trong như gương, chảy xuyên qua hai cửa động. Giữa động có cửa Thông Thiên tỏa ánh mặt trời dọi xuống lung linh huyền ảo. Ðộng Tam Thanh nbằm gọn trong quả núi đá vôi về phía Bắc động Nhị Thanh. Trong động có chủa Tam Thanh (Thanh Thiên Tự Ðộng) được lập vào thế kỷ XVII, có tượng Phật A Di Ðà tạc vào vách đá, có hồ Âm Ty, nước trong không bao giờ cạn.

– Nàng Tô Thị: là một khối đá giống như người phụ nữ bồng con. Theo tục truyền, người đàn bà, tên Tô Thị, ôm con chờ chồng đi chinh chiến miền xa lâu ngày nên hóa thành đá. Truyền thuyết giống Hòn Vọng Phu ở Miền Trung, nói lên tấm lòng chung thủy của người phụ nữ Việt Nam, đợi chồng đi cứu nước mà không phai lòng.

– Thành Nhà Mạc: phía sau núi Nàng Tô Thị, giữa hai dãy núi là một thung lũng bằng phẳng có hai bức tường thành xây chắn ngang, đó là di tích Thành Nhà Mạc. Thành dài 300m, mặt thành rộng 1m. Ðứng trên thành nhìn về phía Ðông có thể bao quát được toàn thị xã Lạng Sơn.

– Ðộng Tam Thanh, hợp với phố Kỳ Lừa, Núi Tô Thị và sông Kỳ Cùng tạo nên một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp của xứ Lạng:

Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa,

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh,

Ai lên xứ Lạng cùng anh…

– Ải Chi Lăng: là một cửa ải hiểm yếu trên đường từ Lạng Sơn đến Ðông Quan. Ðó là một thung lũng nhỏ, dài khoảng 4km, rộng 1km. Phía Tây là dãy núi đá vôi lởm chởm, vách núi rừng trùng điệp. Giữa thung lũng có 5 ngọn núi nhỏ và những cánh đồng lầy lội. Do vị trí chiến lược của nó, Chi Lăng đã chứng kiến nhiều chiến công của dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống nhà Tống, Nguyên Minh, Thanh trước đây. Nhưng Chi Lăng nổi tiếng nhất trong lịch sử là do chiến công của nghĩa quân Lam Sơn cuối năm 1427. Ngày 10-10, toàn bộ quân tiên phong của địch do tướng Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây (Trung Quốc) sang, qua đường Lạng Sơn, lọt vào trận địa mai phục và bị tiêu diệt gọn. Liễu Thăng bị chém chết bên sườn núi Mã Yên (núi Yên Ngựa).


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn – Giáo Phận Lạng Sơn rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn – Giáo Phận Lạng Sơn



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Nhà #thờ #Chính #tòa #Lạng #Sơn #Giáo #Phận #Lạng #Sơn

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng