Ngôi chùa kiến trúc Angkor đẹp bậc nhất ở Bạc Liêu

Di tích lịch sử văn hóa Wotkomphisakoprekchru (tên thường gọi là chùa Xiêm Cán) toạ lạc tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu (cách trung tâm TP Bạc Liêu 12km về hướng Đông Nam).

Chùa Xiêm Cán được khởi công xây dựng tháng 3/1887 (135 năm) – Phật lịch 2430, do Hòa thượng Lâm Mau trụ trì xây dựng. Thượng tọa Dương Quân là vị trụ trì đời thứ 8.

Chùa được xây dựng trên diện tích rộng gần 50.000m2.
Chùa được xây dựng trên diện tích rộng gần 50.000m2.

Chùa mang kiến trúc Angkor Khmer truyền thống, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang, các mảng phù điêu, màu sắc hoa văn, đường nét chạm trổ cong lượn thể hiện đầy đủ, đậm nét đặc trưng cho một di tích văn hóa của dân tộc Khmer.
Chùa mang kiến trúc Angkor Khmer truyền thống, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang, các mảng phù điêu, màu sắc hoa văn, đường nét chạm trổ cong lượn thể hiện đầy đủ, đậm nét đặc trưng cho một di tích văn hóa của dân tộc Khmer.

Cổng tam quan là một công trình kiến trúc đa dạng gồm nhiều phù điêu đắp nổi hoa văn tỉ mỉ. Trong kiến trúc của chùa Xiêm Cán ta sẽ bắt gặp rất nhiều hình khối này vì người Khmer quan niệm hình tam giác mang ý nghĩa biểu trưng của con số 3 như: Phật - Pháp - Tăng; quá khứ - hiện tại - tương lai...).
Cổng tam quan là một công trình kiến trúc đa dạng gồm nhiều phù điêu đắp nổi hoa văn tỉ mỉ. Trong kiến trúc của chùa Xiêm Cán ta sẽ bắt gặp rất nhiều hình khối này vì người Khmer quan niệm hình tam giác mang ý nghĩa biểu trưng của con số 3 như: Phật – Pháp – Tăng; quá khứ – hiện tại – tương lai…).

Vào bên trong sân chùa là bức tượng Phật trong tư thế nằm (nhập niết bàn) có phần mái che để khách thập phương dâng hương, cầu nguyện trước khi vào chánh điện.
Vào bên trong sân chùa là bức tượng Phật trong tư thế nằm (nhập niết bàn) có phần mái che để khách thập phương dâng hương, cầu nguyện trước khi vào chánh điện.

Mô típ chim thần Garuda được trang trí trên các đầu cột của hành lang chính điện. 2 tay hoặc 2 cánh giơ lên nâng đỡ mái chùa đó là hình tượng tiên nữ Kây No và chim thần Maha Krud.
Mô típ chim thần Garuda được trang trí trên các đầu cột của hành lang chính điện. 2 tay hoặc 2 cánh giơ lên nâng đỡ mái chùa đó là hình tượng tiên nữ Kây No và chim thần Maha Krud.

Hình tượng rắn ở chùa Xiêm Cán được đắp nổi 5 đầu xòe hình lá bồ đề trang trí tại các bên đầu cầu thang dẫn vào chính điện.
Hình tượng rắn ở chùa Xiêm Cán được đắp nổi 5 đầu xòe hình lá bồ đề trang trí tại các bên đầu cầu thang dẫn vào chính điện.

Tất cả các cửa đều được làm bằng các loại gỗ quý.
Tất cả các cửa đều được làm bằng các loại gỗ quý.

Chính điện là nơi thờ Phật Thích Ca mâu ni và là nơi diễn ra các lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo quan trọng của sư sãi và đồng bào Khmer Nam Bộ theo Phật giáo Nam tông. Nơi đây được trang trí khá đơn giản với 1 bệ thờ cao 3 tầng.
Chính điện là nơi thờ Phật Thích Ca mâu ni và là nơi diễn ra các lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo quan trọng của sư sãi và đồng bào Khmer Nam Bộ theo Phật giáo Nam tông. Nơi đây được trang trí khá đơn giản với 1 bệ thờ cao 3 tầng.

Nơi đây hàng năm diễn ra nhiều lễ hội của người Khmer, thu hút rất đông đồng bào dân tộc Khmer về dự. Các ngày lễ hội lớn trong năm được diễn ra tại chùa như: Chôl chnăm thmây (lễ vào năm mới), Lễ Sen Đôlta (lễ cúng ông bà) và Kathanhna - tiên (lễ dâng y cà sa).Nơi đây hàng năm diễn ra nhiều lễ hội của người Khmer, thu hút rất đông đồng bào dân tộc Khmer về dự. Các ngày lễ hội lớn trong năm được diễn ra tại chùa như: Chôl chnăm thmây (lễ vào năm mới), Lễ Sen Đôlta (lễ cúng ông bà) và Kathanhna – tiên (lễ dâng y cà sa).

Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, chùa Prêkchrou còn là nơi phát động bổn đạo phật tử cùng sát cánh với nhân dân trong tỉnh tham gia hoạt động cách mạng.Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, chùa Prêkchrou còn là nơi phát động bổn đạo phật tử cùng sát cánh với nhân dân trong tỉnh tham gia hoạt động cách mạng.

Ban Quản trị chùa Xiêm Cán luôn triển khai thực hiện tốt việc quản lý điểm tham quan nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân, du khách, nâng cao tinh thần đoàn kết, hướng về cội nguồn, xây dựng xã hội hài hòa, tốt đẹp.Ban Quản trị chùa Xiêm Cán luôn triển khai thực hiện tốt việc quản lý điểm tham quan nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân, du khách, nâng cao tinh thần đoàn kết, hướng về cội nguồn, xây dựng xã hội hài hòa, tốt đẹp.

Ban Quản trị đã chỉnh trang, đầu tư các hạng mục công trình khang trang hơn, giữ gìn vệ sinh, an ninh trật tự tạo được không gian tín ngưỡng văn minh, môi trường du lịch an toàn và thân thiện, gây ấn tượng tốt đẹp cho khách hành hương, du khách tham quan, chiêm bái.Ban Quản trị đã chỉnh trang, đầu tư các hạng mục công trình khang trang hơn, giữ gìn vệ sinh, an ninh trật tự tạo được không gian tín ngưỡng văn minh, môi trường du lịch an toàn và thân thiện, gây ấn tượng tốt đẹp cho khách hành hương, du khách tham quan, chiêm bái.

Thời gian tới, Ban Quản trị chùa Xiêm Cán sẽ định hướng xây dựng thêm các loại hình dịch vụ, bổ sung thêm hướng dẫn viên tại điểm, các hoạt động văn hóa - nghệ thuật đặc trưng của đồng bào Khmer... để chùa Xiêm Cán trở thành 'sản phẩm' du lịch mang sắc màu riêng biệt của tỉnh.Thời gian tới, Ban Quản trị chùa Xiêm Cán sẽ định hướng xây dựng thêm các loại hình dịch vụ, bổ sung thêm hướng dẫn viên tại điểm, các hoạt động văn hóa – nghệ thuật đặc trưng của đồng bào Khmer… để chùa Xiêm Cán trở thành “sản phẩm” du lịch mang sắc màu riêng biệt của tỉnh.

Với khả năng thu hút khách du lịch đến tham quan, di tích Chùa Xiêm Cán đã thực sự trở thành điểm nhấn của du lịch Bạc Liêu và xem xét đủ điều kiện để được công nhận là Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL.Với khả năng thu hút khách du lịch đến tham quan, di tích Chùa Xiêm Cán đã thực sự trở thành điểm nhấn của du lịch Bạc Liêu và xem xét đủ điều kiện để được công nhận là Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL.

Ông Lâm Vĩnh Chân, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu) cho biết: 'Chính quyền địa phương cũng đã lập Nhà văn hóa xã ngay bên trong ngôi chùa để sinh hoạt văn hóa, chính trị, xã hội. Đồng thời, đây cũng là nơi thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số các quy định của pháp luật về trật tự ATGT. Ngoài ra, những sự kiện lớn của địa phương cũng được tổ chức tại đây'.
Ông Lâm Vĩnh Chân, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu) cho biết: “Chính quyền địa phương cũng đã lập Nhà văn hóa xã ngay bên trong ngôi chùa để sinh hoạt văn hóa, chính trị, xã hội. Đồng thời, đây cũng là nơi thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số các quy định của pháp luật về trật tự ATGT. Ngoài ra, những sự kiện lớn của địa phương cũng được tổ chức tại đây”.

Ngôi Sala trăm cột gỗ quý hiếm ở chùa cổ Bạc Liêu

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng