Miếu Đậu [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Miếu Đậu gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Miếu Đậu nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Miếu Đậu là miếu của làng Đậu, trước thuộc xã Tích Sơn, sau đó làng Đậu tách ra khỏi xã Tích Sơn và nhập vào xã Định Trung, Huyện Tam Dương, nay thuộc xã Định Trung, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Lịch sử

Miếu Đậu là nơi thờ Lỗ Đinh Sơn thất vị Đại vương (7 anh em nhà họ Lỗ, con ông Lỗ Trọng và bà Khổng Thị Liên ở xã Bồ Lí Huyện Lập Thạch), những người đã có công giúp dân, cứu nước.

Tháng 12 năm Đinh tị (1257) tướng giặc Nguyên Mông là Ngột Lương Hợp Thai dẫn quân theo đường Đại Lại xâm lăng nước Đại Việt, 7 anh em nhà họ Lỗ nhập vào đoàn quân do Trần Thủ Độ chỉ huy và đều được phong Tướng quân, sau khi đánh thắng giặc, cả 7 anh em họ Lỗ đều được vua Trần tiến phong tước Đại vương.

Sau khi 7 vị Đại vương họ Lỗ qua đời, dân làng và các vùng lân cận đã lập miếu thờ, căn cứ vào kiểu dáng kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc, các chuyên gia cho rằng miếu Đậu được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18 và được trùng tu lớn vào thời Nguyễn (thế kỷ 19).

Đặc điểm

Miếu Đậu toạ lạc trên một khu đất cao nhìn về hướng Tây, địa thế đẹp và thoáng đãng. Miếu có bố cục kiểu chữ Công ( I ) gồm 3 tòa: tiền tế 5 gian, ống muống 1 gian và 5 gian hậu cung.

Mái miếu lợp ngói vẩy, các góc đao thanh thoát, cong vút, ở bờ dải mái trước còn có hình đắp nổi một đôi nghê chầu. Riêng phần mái ở gian giữa của tòa tiền tế và gian giữa của tòa hậu cung (nơi nối với tòa ống muống) được làm nhô cao theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái.

Tòa tiền tế và hậu cung có kiến trúc 4 hàng chân, thấp nhưng vững chãi; kết cấu khung gỗ thời Nguyễn (khoảng giữa thế kỷ 19) với các bộ vì theo kiểu chồng rường hoặc chồng rường giá chiêng. Tòa ống muống chỉ có một gian nhưng do kết cấu 2 tầng mái nên có 4 bộ vì, 2 vì ngoài liên kết với tiền tế theo kiểu bán giá chiêng, 2 vì trong liên kết với hậu cung làm theo kiểu ván mê. Gian giữa hậu cung được nâng sàn làm khám thờ. Khám có cấu tạo 2 cấp 3 lớp cửa, sàn lát gỗ, trần và xung quanh bưng ván…

Ba tòa kiến trúc của miếu Đậu đều được làm bằng các loại gỗ tốt, các kết cấu gỗ được gia công và lắp ráp với kỹ thuật mộng mẹo chuẩn mực.

Ở miếu Đậu có một số bức chạm trang trí cho khu vực xung quanh cửa khám thờ khá cầu kỳ, trên cùng chạm hình cánh sen, lá đề và hoa chanh, ở dưới chạm hình hổ phù ở hai góc ngoài, ở giữa là hình rồng chầu mặt trời được cách điệu.

Dưới cùng có 5 ô chạm, mỗi bên chân khám thờ có 2 ô hình chữ nhật, ô bên trái được đục thủng hình mai hóa long, gốc mai chạm ước lệ như đầu rồng, thân vươn lên với nhiều cành hoa, lá; ô bên phải chạm nổi hình trúc hóa long, gốc trúc cũng là hình đầu rồng cách điệu, thân là thân trúc khúc khuỷu nhiều từng đốt. Hai ô hình chữ nhật còn lại trang trí cho phần chân khám thờ bằng hình dải lụa dài mềm mại buộc cuốn thư.

Ô trung tâm nằm ở mặt trước khám thờ là ô chạm lớn nhất, được đục thủng, thể hiện hình rồng chầu chữ thọ; chữ thọ vuông ở giữa, chầu hai bên là hai hình rồng lớn uốn khúc, đuôi xoắn tròn, chân 3 móng sắc bám vào cành mác, bờm tỏa về phía sau, 2 sợi râu vươn về phía trước chờm lên chữ thọ…

Du khách khi đến Vĩnh Yên thăm miếu Đậu vào dịp mùng 2 tháng giêng sẽ được tham dự lễ hội “khao quân” của 5 làng Tích Sơn xưa (lễ hội tái hiện lịch sử về trận đánh quân Nguyên Mông năm 1258. Khi quân sĩ đang chuẩn bị yến tiệc, lợn đang cạo lông, gà mới cắt tiết thì quân giặc đến. Tất cả ăn thịt sống rồi ra trận giết giặc).

Điểm đặc biệt của lễ hội là không có nghi thức tế, rước mà có tục “giao chân keo” (xin âm dương); giết lợn làm cỗ thịt sống; chạy cỗ (không có rước vì vội vàng ra trận); sát kê chiêm túc (bói chân gà); nấu cơm kéo bàn dâng cơm cúng; kéo dây đoán lành dữ (3 keo) và cuối cùng là tán cỗ, hưởng lộc.

Ngoài ý nghĩa mô phỏng “tiệc khao quân”, những nghi thức như: giết lợn không cạo lông, nấu những nồi cơm trắng, làm gà tế vẫn để cả lông đuôi… còn mang ý nghĩa cầu mưa, cầu được mùa của cư dân nông nghiệp làm lúa nước.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Miếu Đậu rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Miếu Đậu



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Miếu #Đậu

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng