[Khám Phá] Khu di tích lịch sử Bạch Đằng – Đình Yên Giang – Top9.com.vn

Cùng cộng đồng TOP9.COM.VN tham khảo: Khu di tích lịch sử Bạch Đằng – Đình Yên Giang – Top9.com.vn có gì nhé?

Đình Yên Giang tên chữ là An Hưng đình. Tên của đình xuất phát từ tên gọi của làng. Thời Trần, làng Yên Giang gọi là trại An Hưng, thời Lê gọi là xã An Hưng, năm 1573 vì tránh huý của vua Lê Anh Tông nên đổi thành xã Yên Hưng. Bấy giờ xã Yên Hưng gồm các xóm: Yên Hưng, Làng Rừng, Hữu Triều, Cam Lồ và xóm Bến. Đình Yên Giang ở xóm Yên Hưng sau gọi là xóm Giữa hay xóm Đình. Như bao ngôi đình khác, đình Yên Giang là nơi sinh hoạt của làng và là nơi thờ Thành hoàng của làng Yên Giang là Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Đình Yên Giang có mối liên quan mật thiết với đền Trần Hưng Đạo trong mối quan hệ đình – đền thờ Thành hoàng của người Việt Nam.

Khu di tích lịch sử Bạch Đằng - Đình Yên Giang
Khu di tích lịch sử Bạch Đằng – Đình Yên Giang

Vào ngày sinh, ngày mất của Trần Hưng Đạo, đặc biệt là ngày lễ Đại kỳ phước và ngày giỗ trận Bạch Đằng mồng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, dân làng lại rước tượng Trần Hưng Đạo từ đền Trần Hưng Đạo về đình Yên Giang để tế lễ, cầu xin Thành hoàng che chở cho dân làng. Ngoài những ngày lễ trên, vào các dịp trong làng có việc chung, dân làng cũng tụ họp ở đình để bàn bạc, giải quyết công việc.

Đình Yên Giang được xây dựng từ lâu và đã trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1937, 1952, 1993. Tuy vậy, đình vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa.

Đình có kiến trúc kiểu chữ Đinh, gồm năm gian tiền đường, ba gian bái đường, một gian hậu cung và một số kiến trúc phụ khác, diện tích công trình là 918m2. Kiến trúc đơn giản nhưng bề thế, vững chắc. Đình Yên Giang đến nay vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật cổ, bia đá, đồ tế khí và 6 đạo sắc phong của các triều vua phong cho Trần Hưng Đạo.

1- Vua Tự Đức năm thứ 6 (1853):

– Phong Trần Hưng Đạo làm Thượng đẳng thần, làm Thành hoàng của xã Yên Giang.

– Phong Trần Hưng Đạo làm Thượng đẳng thần ở miếu Niệm Thần.

2- Vua Tự Đức năm thứ 30 (1878) phong Trần Hưng Đạo làm Thượng đẳng thần, Thành hoàng của xã.

3- Vua Đồng Khánh năm thứ 3 (1887), phong Trần Hưng Đạo làm Thượng đẳng thần, Thành hoàng của xã.

4- Vua Duy Tân năm thứ 3 (1909) phong Trần Hưng Đạo làm Thượng đẳng thần, Thành hoàng của xã.

5- Vua Thành Thái (1889) phong nhiều vị thần khác để xã phụng thờ.

Đình Yên Giang tên chữ là An Hưng đình. Tên của đình xuất phát từ tên gọi của làng. Thời Trần, làng Yên Giang gọi là trại An Hưng, thời Lê gọi là xã An Hưng, năm 1573 vì tránh huý của vua Lê Anh Tông nên đổi thành xã Yên Hưng. Bấy giờ xã Yên Hưng gồm các xóm: Yên Hưng, Làng Rừng, Hữu Triều, Cam Lồ và xóm Bến. Đình Yên Giang ở xóm Yên Hưng sau gọi là xóm Giữa hay xóm Đình. Như bao ngôi đình khác, đình Yên Giang là nơi sinh hoạt của làng và là nơi thờ Thành hoàng của làng Yên Giang là Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Đình Yên Giang có mối liên quan mật thiết với đền Trần Hưng Đạo trong mối quan hệ đình – đền thờ Thành hoàng của người Việt Nam.

Khu di tích lịch sử Bạch Đằng - Đình Yên Giang
Khu di tích lịch sử Bạch Đằng – Đình Yên Giang

Vào ngày sinh, ngày mất của Trần Hưng Đạo, đặc biệt là ngày lễ Đại kỳ phước và ngày giỗ trận Bạch Đằng mồng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, dân làng lại rước tượng Trần Hưng Đạo từ đền Trần Hưng Đạo về đình Yên Giang để tế lễ, cầu xin Thành hoàng che chở cho dân làng. Ngoài những ngày lễ trên, vào các dịp trong làng có việc chung, dân làng cũng tụ họp ở đình để bàn bạc, giải quyết công việc.

Đình Yên Giang được xây dựng từ lâu và đã trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1937, 1952, 1993. Tuy vậy, đình vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa.

Đình có kiến trúc kiểu chữ Đinh, gồm năm gian tiền đường, ba gian bái đường, một gian hậu cung và một số kiến trúc phụ khác, diện tích công trình là 918m2. Kiến trúc đơn giản nhưng bề thế, vững chắc. Đình Yên Giang đến nay vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật cổ, bia đá, đồ tế khí và 6 đạo sắc phong của các triều vua phong cho Trần Hưng Đạo.

1- Vua Tự Đức năm thứ 6 (1853):

– Phong Trần Hưng Đạo làm Thượng đẳng thần, làm Thành hoàng của xã Yên Giang.

– Phong Trần Hưng Đạo làm Thượng đẳng thần ở miếu Niệm Thần.

2- Vua Tự Đức năm thứ 30 (1878) phong Trần Hưng Đạo làm Thượng đẳng thần, Thành hoàng của xã.

3- Vua Đồng Khánh năm thứ 3 (1887), phong Trần Hưng Đạo làm Thượng đẳng thần, Thành hoàng của xã.

4- Vua Duy Tân năm thứ 3 (1909) phong Trần Hưng Đạo làm Thượng đẳng thần, Thành hoàng của xã.

5- Vua Thành Thái (1889) phong nhiều vị thần khác để xã phụng thờ.



Hy vọng bài viết: Khu di tích lịch sử Bạch Đằng – Đình Yên Giang – Top9.com.vn này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn. Chúc bạn thật nhiều nhiềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống!

Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng