Cùng cộng đồng TOP9.COM.VN tham khảo: Động Thiên Tôn – Top9.com.vn có gì nhé?
Động Thiên Tôn ở chân núi Dũng Đương cao khoảng 60mét, quay hướng nam thuộc thôn Đa Giá, xã Ninh Mỹ, Huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình. Toàn bộ khu vực động là một phong cảnh thiên nhiên trong lành yên ả. Vườn rộng lại có nhiều cây ăn quả, cây đại thụ. Động Thiên Tôn gồm có hai hang: Hang Ngoài và hang Trong. Hang Ngoài là hang thờ Phật.
Bước qua cổng vào hang du khách sẽ choáng ngợp trước một hang đá thiên tạo cao, dài, hình vòm cung, trông giống như miệng một con rồng khổng lồ. Trong hang có bầy một hương án bằng đá, cao 1,2m, dài 1,4m, ba mặt chạm nổi đường nét hoa văn và tứ linh, làm từ thời Nguyễn cách ngày nay trên 100 năm.
Bên trên cửa động được chạm khắc nổi ba chữ Hán lớn: Thiên Tôn Động. Vách đá phía Tây có treo một quả chuông đúc từ thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786). Hang Trong còn gọi là Hang Tối. Ngay cửa hang có một Long Đĩnh làm toàn bằng đá xung quanh đều chạm khắc nổi rồng mây. Trong toà Long Đĩnh chỉ đặt một tượng Thiên Tôn bằng đồng, đứng trên lưng rùa. Tượng được trang trí nhiều mầu sắc rực rỡ. Hai tay thần để trước ngực, nắm trắc đốc kiếm thần, chống mũi kiếm xuống lưng rùa. Vì thế động được gọi là động Thiên Tôn
Điều độc đáo ở động thiên tôn là tất cả các đồ thờ đều làm bằng đá và các con rồng được chạm khắc chủ yếu theo kiểu rồng thời Lý uyển chuyển, mềm mại, dáng thanh tú. Đó là những khối đá có hồn, thể hiện tài năng sáng tạo, trí thông minh và đôi tay vàng của các nghệ nhân thời xưa. Chùa Thiên Tôn quay hướng Tây dựng bằng những cột đá. Trong chùa đặt nhiều tượng Phật sơn son thiếp vàng. Núi Dũng Đương cùng với hai núi Nương Sơn và núi Voi hợp lại như một cổng thành đá hùng vĩ bảo vệ kinh thành Hoa Lư.
Không những thế động thiên Tôn còn gắn liền với tên tuổi Đinh Bộ Lĩnh từ thủa chưa lên ngôi Hoàng đế. Trước lúc đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã sửa lễ vật vào cầu đảo trong động để mong được thần giúp đỡ, tương truyền lời cầu của Đinh Bộ Lĩnh linh ứng, thần Thiên Tôn đã giúp ông đánh tan 11 sứ quân khác. Về sau nơi đây nhà vua cho xây cất nhà Tiền Tế và Kính Thiên Đài là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi nhà vua cho vào bệ kiến.
Trước cách mạng tháng Tám, động Thiên Tôn là nhân chứng lịch sử chứng kiến một sự kiện quan trọng, hơn một vạn nhân dân ở các huyện đã hội tụ trước cửa động mít tinh biểu dương khí thế cách mạng, sau đó đoàn người kéo về đánh chiếm Ninh Bình. Như thế Động Thiên Tôn thờ cả tiên, phật, vừa là đền, vừa là chùa. Du khách đến đây, tâm linh sẽ được hướng thiện trong cõi phật, cõi tiên, chiêm ngưỡng tác phẩm điêu khắc đá tuyệt đẹp của tạo hoá và con người.
Động Thiên Tôn ở chân núi Dũng Đương cao khoảng 60mét, quay hướng nam thuộc thôn Đa Giá, xã Ninh Mỹ, Huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình. Toàn bộ khu vực động là một phong cảnh thiên nhiên trong lành yên ả. Vườn rộng lại có nhiều cây ăn quả, cây đại thụ. Động Thiên Tôn gồm có hai hang: Hang Ngoài và hang Trong. Hang Ngoài là hang thờ Phật.
Bước qua cổng vào hang du khách sẽ choáng ngợp trước một hang đá thiên tạo cao, dài, hình vòm cung, trông giống như miệng một con rồng khổng lồ. Trong hang có bầy một hương án bằng đá, cao 1,2m, dài 1,4m, ba mặt chạm nổi đường nét hoa văn và tứ linh, làm từ thời Nguyễn cách ngày nay trên 100 năm.
Bên trên cửa động được chạm khắc nổi ba chữ Hán lớn: Thiên Tôn Động. Vách đá phía Tây có treo một quả chuông đúc từ thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786). Hang Trong còn gọi là Hang Tối. Ngay cửa hang có một Long Đĩnh làm toàn bằng đá xung quanh đều chạm khắc nổi rồng mây. Trong toà Long Đĩnh chỉ đặt một tượng Thiên Tôn bằng đồng, đứng trên lưng rùa. Tượng được trang trí nhiều mầu sắc rực rỡ. Hai tay thần để trước ngực, nắm trắc đốc kiếm thần, chống mũi kiếm xuống lưng rùa. Vì thế động được gọi là động Thiên Tôn
Điều độc đáo ở động thiên tôn là tất cả các đồ thờ đều làm bằng đá và các con rồng được chạm khắc chủ yếu theo kiểu rồng thời Lý uyển chuyển, mềm mại, dáng thanh tú. Đó là những khối đá có hồn, thể hiện tài năng sáng tạo, trí thông minh và đôi tay vàng của các nghệ nhân thời xưa. Chùa Thiên Tôn quay hướng Tây dựng bằng những cột đá. Trong chùa đặt nhiều tượng Phật sơn son thiếp vàng. Núi Dũng Đương cùng với hai núi Nương Sơn và núi Voi hợp lại như một cổng thành đá hùng vĩ bảo vệ kinh thành Hoa Lư.
Không những thế động thiên Tôn còn gắn liền với tên tuổi Đinh Bộ Lĩnh từ thủa chưa lên ngôi Hoàng đế. Trước lúc đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã sửa lễ vật vào cầu đảo trong động để mong được thần giúp đỡ, tương truyền lời cầu của Đinh Bộ Lĩnh linh ứng, thần Thiên Tôn đã giúp ông đánh tan 11 sứ quân khác. Về sau nơi đây nhà vua cho xây cất nhà Tiền Tế và Kính Thiên Đài là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi nhà vua cho vào bệ kiến.
Trước cách mạng tháng Tám, động Thiên Tôn là nhân chứng lịch sử chứng kiến một sự kiện quan trọng, hơn một vạn nhân dân ở các huyện đã hội tụ trước cửa động mít tinh biểu dương khí thế cách mạng, sau đó đoàn người kéo về đánh chiếm Ninh Bình. Như thế Động Thiên Tôn thờ cả tiên, phật, vừa là đền, vừa là chùa. Du khách đến đây, tâm linh sẽ được hướng thiện trong cõi phật, cõi tiên, chiêm ngưỡng tác phẩm điêu khắc đá tuyệt đẹp của tạo hoá và con người.
Hy vọng bài viết: Động Thiên Tôn – Top9.com.vn này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn. Chúc bạn thật nhiều nhiềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống!
Nguồn: Foox