Đình Tiên Phong (Hà Nam) – #1 [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Đình Tiên Phong (Hà Nam) – #1 gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Đình Tiên Phong (Hà Nam) – #1 nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Đình Tiên Phong – Hà Namthôn An Mông, xã Tiên Phong, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam, còn gọi là đình Đá.

Đối tượng suy tôn

Đình thờ Nguyệt Nga công chúa, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Bà tên thật là Nguyễn Thị Nga, quê ở làng An Mông (còn có tên là làng Mống). Năm 40, bà cùng vài nghìn nghĩa quân tình nguyện đi theo Hai Bà Trưng chống lại ách đô hộ của quan lại nhà Hán. Sau khi giành được chính quyền, Hai Bà Trưng phong cho bà là Nguyệt Nga công chúa, cử làm quan tại Phủ Lý Nhân.

Kiến trúc

Đình đá Tiên Phong được sửa chữa lại nhiều lần, đến triều Nguyễn thì tòa tiền đường được xây lại bằng đá còn tòa đệ nhị và chính tấm đều được làm bằng gỗ, mái lợp ngói nam. Đình hiện nay có 3 tòa được kiến trúc theo kiểu chữ công: tiền đường 5 gian, tòa đệ nhị 2 gian, chính tấm 3 gian. Độc đáo nhất là tòa tiền đường bằng đá được làm theo lối chồng rường, mê cốn, có 12 chiếc đại trụ (cột cái). Mặc dù cột cái được làm bằng đá song vẫn được làm theo dáng búp đòng, ở giữa phình to, hai đầu thu nhỏ lại. Hệ thống cột cái, cột quân, cột hiên của đình đá có tới 30 chiếc lớn nhỏ đều được chạm khắc kỳ công thể hiện sự công phu cũng như nghệ thuật chạm khắc tinh vi của cha ông.

Đình đá Tiên Phong là một trong số không nhiều ngôi đình được làm bằng đá còn giữ được đến ngày nay. Đình phải sử dụng hàng trăm khối đá vừa to, vừa dày mới có thể tạo thành năm hàng cột, 6 vì và nhiều xà ngang, xà dọc, chân tảng, mê cốn. Điều đặc biệt là trên các bộ phận bằng đá dễ tạo cảm giác nặng nề đó là các mảng chạm khắc nghệ thuật công phu, tạo cho đình vẻ mềm mại, sự sống động, hấp dẫn. Toà tiền đường của ngôi đình nổi bật với hệ thống cột đá lớn nhưng được thiết kế theo kiểu búp đòng thật mềm mại.

Bốn đại trụ ở hai vì chính giữa được chạm nổi hình rồng cuốn thủy, với những khúc uốn lượn mềm mại, những lườn cây theo nhiều kiểu tự nhiên, cùng với râu tóc, dòng nước bị cuốn trong miệng, hình ảnh con cá chép cong mình như đang bơi theo dòng nước trông tự nhiên. Hai đường cột quân có đường kính 35cm, được tạo dáng bố cục trang trí những băng lá lật cách điệu rất nghệ thuật.

Hàng cột hiên cũng được làm bằng đá, đường kính 25cm nhỏ hơn cột quân nhưng gia công theo nhiều đề tài hấp dẫn như cảnh cây trúc, chim trĩ độc đáo, cảnh mai điểu (cây mai con chim), cảnh tùng lộc (cây tùng và con hươu) và cảnh cúc hóa long. Hệ thống mê nách được nhấn tỉa bởi các mảng triện tầu lá rất hài hòa. Riêng mảng bốn mê ở hai vì gian giữa được trang trí theo kiểu đề tài tứ linh. Ngoài hệ thống cấu kiện đã nêu, đình đá Tiên Phong còn có hàng kẻ hiên cũng bằng đá, tạo dáng mềm mại uyển chuyển của con rồng. Hai thành kẻ cũng như các mảng mê ở hiên được đục chạm các mảng lá lật, cảnh mai hóa long, cúc, trúc hóa long rất công phu.

Ngoài các mảng chạm khắc trên đá, đình đá Tiên Phong còn có một số đồ thờ có giá trị nghệ thuật đáng được lưu ý. Ngai thờ ở hậu cung có kích thước 1,2×0,6×0,6m, được tạo dáng, chạm khắc công phu.

Đình Tiên Phong còn giữ được nhiều đồ thờ tự có giá trị như sập thờ, ngai thờ, kiệu bát cống, một số bức đại tự và nhiều kiếm thờ phục vụ các đội nữ binh trong những ngày lễ hội.

Lễ hội

Ngoài ngày sinh (ngày rằm tháng Bảy) và ngày hóa (ngày 12 tháng Mười) có tổ chức tế lễ, dâng hương ra, ngày hội đầu xuân được tổ chức vào các ngày 6, 7, 8 tháng Giêng. Trong hội có tế lễ, rước kiệu, lễ tế thần nông và các hội thi như vật cầu, đua thuyền.

Trong lễ tế thần nông, chủ tế và các bồi tế sau khi làm xong nghi thức dân hương, dân rượu, đọc sớ tấu cầu mong bình yên cho dân làng, cầu mong mùa màng tươi tốt thì tiếp tục đến phần rước hương án tế thần ra khu ruộng gần đình đã được cày bừa chuẩn bị trước.

Trò đưa thuyền trên sông Châu được tổ chức tại khu ngã ba sông. Hội thi thường tổ chức hai chiếc thuyền lớn, đầu làm như hình rồng, đuôi tựa đuôi tôm. Mỗi thuyền bố trí một người lái, một người mặc áo đỏ, chít khăn, tay cầm mõ, gõ theo nhịp chèo động viên đội bơi. Mũi thuyền có hai phách cầm chèo hai bên để bắt nhịp cho các mái chèo, hai bên mạn thuyền mỗi bên có 12 người chèo. Như vậy, mỗi thuyền bơi thi phải huy động tới 28 người có áo quần khăn đồng bộ, tắm gội sạch sẽ, lên đình lễ thánh rồi mới được nhập đội thi. Đường bơi thường tổ chức trên đoạn sông dài hơn một cây số, có thể bơi hai hoặc ba vòng, thuyền của giáp nào về đích giật được cành nêu là thắng cuộc. Giáp thắng cuộc sẽ được giải thưởng, đồng thời cùng cả giáp ăn mừng thắng lợi.

Trò vật cầu được tổ chức để tưởng niệm việc luyện quân của bà Nguyệt Nga. Đội vật cầu ở đây cũng có nhiều nét tương tự với hội vật cầu ở làng Gừa ở Liêm Thuận, Huyện Thanh Liêm nhưng ở đây có nét khác là có hội vật cầu lão cho đàn ông trên 50 tuổi. Tính chất lễ và tính chất hội đậm đà của hội thi này làm nên không khí tưng bừng náo nhiệt của ngày hội đầu xuân, thể hiện nhu cầu thăng hoa tinh thần cao cả của người dân trong lễ hội.

Đình Tiên Phong – Hà Namthôn An Mông, xã Tiên Phong, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam, còn gọi là đình Đá.

Đối tượng suy tôn

Đình thờ Nguyệt Nga công chúa, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Bà tên thật là Nguyễn Thị Nga, quê ở làng An Mông (còn có tên là làng Mống). Năm 40, bà cùng vài nghìn nghĩa quân tình nguyện đi theo Hai Bà Trưng chống lại ách đô hộ của quan lại nhà Hán. Sau khi giành được chính quyền, Hai Bà Trưng phong cho bà là Nguyệt Nga công chúa, cử làm quan tại Phủ Lý Nhân.

Kiến trúc

Đình đá Tiên Phong được sửa chữa lại nhiều lần, đến triều Nguyễn thì tòa tiền đường được xây lại bằng đá còn tòa đệ nhị và chính tấm đều được làm bằng gỗ, mái lợp ngói nam. Đình hiện nay có 3 tòa được kiến trúc theo kiểu chữ công: tiền đường 5 gian, tòa đệ nhị 2 gian, chính tấm 3 gian. Độc đáo nhất là tòa tiền đường bằng đá được làm theo lối chồng rường, mê cốn, có 12 chiếc đại trụ (cột cái). Mặc dù cột cái được làm bằng đá song vẫn được làm theo dáng búp đòng, ở giữa phình to, hai đầu thu nhỏ lại. Hệ thống cột cái, cột quân, cột hiên của đình đá có tới 30 chiếc lớn nhỏ đều được chạm khắc kỳ công thể hiện sự công phu cũng như nghệ thuật chạm khắc tinh vi của cha ông.

Đình đá Tiên Phong là một trong số không nhiều ngôi đình được làm bằng đá còn giữ được đến ngày nay. Đình phải sử dụng hàng trăm khối đá vừa to, vừa dày mới có thể tạo thành năm hàng cột, 6 vì và nhiều xà ngang, xà dọc, chân tảng, mê cốn. Điều đặc biệt là trên các bộ phận bằng đá dễ tạo cảm giác nặng nề đó là các mảng chạm khắc nghệ thuật công phu, tạo cho đình vẻ mềm mại, sự sống động, hấp dẫn. Toà tiền đường của ngôi đình nổi bật với hệ thống cột đá lớn nhưng được thiết kế theo kiểu búp đòng thật mềm mại.

Bốn đại trụ ở hai vì chính giữa được chạm nổi hình rồng cuốn thủy, với những khúc uốn lượn mềm mại, những lườn cây theo nhiều kiểu tự nhiên, cùng với râu tóc, dòng nước bị cuốn trong miệng, hình ảnh con cá chép cong mình như đang bơi theo dòng nước trông tự nhiên. Hai đường cột quân có đường kính 35cm, được tạo dáng bố cục trang trí những băng lá lật cách điệu rất nghệ thuật.

Hàng cột hiên cũng được làm bằng đá, đường kính 25cm nhỏ hơn cột quân nhưng gia công theo nhiều đề tài hấp dẫn như cảnh cây trúc, chim trĩ độc đáo, cảnh mai điểu (cây mai con chim), cảnh tùng lộc (cây tùng và con hươu) và cảnh cúc hóa long. Hệ thống mê nách được nhấn tỉa bởi các mảng triện tầu lá rất hài hòa. Riêng mảng bốn mê ở hai vì gian giữa được trang trí theo kiểu đề tài tứ linh. Ngoài hệ thống cấu kiện đã nêu, đình đá Tiên Phong còn có hàng kẻ hiên cũng bằng đá, tạo dáng mềm mại uyển chuyển của con rồng. Hai thành kẻ cũng như các mảng mê ở hiên được đục chạm các mảng lá lật, cảnh mai hóa long, cúc, trúc hóa long rất công phu.

Ngoài các mảng chạm khắc trên đá, đình đá Tiên Phong còn có một số đồ thờ có giá trị nghệ thuật đáng được lưu ý. Ngai thờ ở hậu cung có kích thước 1,2×0,6×0,6m, được tạo dáng, chạm khắc công phu.

Đình Tiên Phong còn giữ được nhiều đồ thờ tự có giá trị như sập thờ, ngai thờ, kiệu bát cống, một số bức đại tự và nhiều kiếm thờ phục vụ các đội nữ binh trong những ngày lễ hội.

Lễ hội

Ngoài ngày sinh (ngày rằm tháng Bảy) và ngày hóa (ngày 12 tháng Mười) có tổ chức tế lễ, dâng hương ra, ngày hội đầu xuân được tổ chức vào các ngày 6, 7, 8 tháng Giêng. Trong hội có tế lễ, rước kiệu, lễ tế thần nông và các hội thi như vật cầu, đua thuyền.

Trong lễ tế thần nông, chủ tế và các bồi tế sau khi làm xong nghi thức dân hương, dân rượu, đọc sớ tấu cầu mong bình yên cho dân làng, cầu mong mùa màng tươi tốt thì tiếp tục đến phần rước hương án tế thần ra khu ruộng gần đình đã được cày bừa chuẩn bị trước.

Trò đưa thuyền trên sông Châu được tổ chức tại khu ngã ba sông. Hội thi thường tổ chức hai chiếc thuyền lớn, đầu làm như hình rồng, đuôi tựa đuôi tôm. Mỗi thuyền bố trí một người lái, một người mặc áo đỏ, chít khăn, tay cầm mõ, gõ theo nhịp chèo động viên đội bơi. Mũi thuyền có hai phách cầm chèo hai bên để bắt nhịp cho các mái chèo, hai bên mạn thuyền mỗi bên có 12 người chèo. Như vậy, mỗi thuyền bơi thi phải huy động tới 28 người có áo quần khăn đồng bộ, tắm gội sạch sẽ, lên đình lễ thánh rồi mới được nhập đội thi. Đường bơi thường tổ chức trên đoạn sông dài hơn một cây số, có thể bơi hai hoặc ba vòng, thuyền của giáp nào về đích giật được cành nêu là thắng cuộc. Giáp thắng cuộc sẽ được giải thưởng, đồng thời cùng cả giáp ăn mừng thắng lợi.

Trò vật cầu được tổ chức để tưởng niệm việc luyện quân của bà Nguyệt Nga. Đội vật cầu ở đây cũng có nhiều nét tương tự với hội vật cầu ở làng Gừa ở Liêm Thuận, Huyện Thanh Liêm nhưng ở đây có nét khác là có hội vật cầu lão cho đàn ông trên 50 tuổi. Tính chất lễ và tính chất hội đậm đà của hội thi này làm nên không khí tưng bừng náo nhiệt của ngày hội đầu xuân, thể hiện nhu cầu thăng hoa tinh thần cao cả của người dân trong lễ hội.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Đình Tiên Phong (Hà Nam) – #1 rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Đình Tiên Phong (Hà Nam) – #1



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Đình #Tiên #Phong #Hà #Nam #fooxvn

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng