Đình thần Bình Thủy [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Đình thần Bình Thủy gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Đình thần Bình Thủy nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Đình thần Bình Thủy cổ kính được xây dựng trên cù lao Năng Gù, nay là xã Bình Thủy, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang. Ngôi đình không chỉ là nơi thờ phượng Thành hoàng và các bậc tiền hiền, nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương, mà còn là nơi lưu giữ lịch sử thời khai hoang mở đất của vùng cù lao Năng Gù.

Lịch sử

Ông Dương Văn Hóa lập thôn Bình Lâm năm 1783 (nay là xã Bình Thủy, thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). Dòng họ ông vốn gốc gác là những lưu dân miền Trung vào Nam tìm vùng đất mới. Ông cùng gia đình đến cù lao Năng Gù – khai khẩn từ cuối cù lao cho đến giữa cù lao, phần phía Bắc chỉ toàn là rừng rậm. Ông đặt cho thôn tên là Bình Lâm, với ước mơ khai phá rừng hoang để cho dân sinh sống và canh tác. Đến thời Pháp thuộc thôn được đổi lại là Bình Thủy.

Cùng với việc khai phá vùng đất mới, ông Dương Văn Hóa cùng dân làng cũng dựng đình phụng thờ Thành hoàng. Buổi ban đầu đình mang tên Bình Lâm làm bằng tre lá đơn sơ tại vàm Rạch Chanh, cách vị trí ngày nay khoảng một cây số về phía Bắc. Nhiều người kể rằng đình bị cháy vào giữa thế kỷ 19, bấy giờ có Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên truyền giáo ngang đây, ông bảo dân làng cất lại đình để có nơi thờ phượng, cúng kiến và chỉ định dời xuống phía Nam, tức là vị trí hiện nay. Lúc này đình được lợp ngói, nền gạch.

Thành hoàng của đình làng Bình Thủy đã được vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng sắc phong, nhưng sau vụ hỏa hoạn, bản sắc phong này không còn nữa. Vào thập niên 30 (thế kỷ 19), Ban Hội Tề làng Bình Thủy đã viết Sớ gửi tới triều đình nhà Nguyễn để thỉnh cầu sắc phong. Mùa xuân năm 1944, vua Bảo Đại ban “Sắc Tứ Phong Thần” Thành hoàng bổn cảnh làng Bình Thủy với tước hiệu “Tỉnh Hậu Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần”. Sau khi làng được triều đình công nhận, ông Dương Văn Hóa được phong làm “Trùm tri thâu” cai quản từ Cái Dầu đến giáp ranh Chắc Cà Đao (phạm vi cai quản rộng hơn phạm vi khai khẩn). Ông mất vào 22 tháng Giêng âm lịch năm Mậu Dần 1818, thọ trên 90 tuổi, dân làng tôn làm Tiền hiền thờ trong đình. Hàng năm đến ngày 21 – 22 tháng Giêng đình có tổ chức lễ giỗ cụ Dương. Ngày nay, họ Dương là một dòng họ rất được tôn trọng ở Bình Thủy, con cháu họ Dương xã Bình Thủy có nhiều người đã đóng góp rất lớn cho công cuộc kiến thiết quê nhà.

Di tích

Trải qua thời gian và nhiều lần trùng tu tôn tạo, đến nay đình thần Bình Thủy có kiến trúc theo hình chữ “Tam” với ba gian hai chái, nóc cổ lầu, mái chồng theo kiểu “thượng lầu hạ hiên”. Nóc đình lợp ngói âm dương, trên nóc chạm trổ lưỡng long tranh châu, linh thú và nhiều hoa văn được điểm xuyến công phu. Ngoại thất hài hòa kết hợp giữa phong cách truyền thống cung đình triều Nguyễn và nét đặc trưng của kiến trúc đền miếu miền sông nước Tây Nam bộ. Khác hẳn với một số đình trong khu vực, Đình Bình Thủy còn có thêm lối kiến trúc khoáng đãng, sang trọng của phương Tây, thể hiện qua mặt tiền, kiểu cửa vuông, cửa thông gió… rất trang nhã, thanh lịch.

Khuôn viên đình khá rộng, bao gồm cổng Tam quan, bình phong, sau bình phong là đàn tế Xã Tắc, tiếp theo là miếu Tứ phương (Đông Tây Nam Bắc), bên hông đình là miếu thờ “Xã cọp” – một con hổ có nghĩa với dân làng nên được tôn làm Xã trưởng, hàng năm vẫn cúng kiến. Quanh đình có nhiều cây cổ thụ rợp mát cả một vùng rộng lớn, tương truyền đã có từ buổi đầu mở đất.

Bên trong đình có nhà Võ ca, nơi diễn ra hát bội và khai Lễ Kỳ Yên hàng năm. Kế đến là Tiền điện (còn gọi là Võ quy) rất rộng, dành cho lễ bái. Chánh điện, Tiền điện và Võ ca là một quần thể liền nhau. Võ ca và Tiền điện không có vách ngăn, Tiền điện và Chánh điện được ngăn cách bằng ba bộ cửa sắt đã có từ rất lâu, chạm trổ nhiều hình ảnh công phu.

Trong chánh điện, giữa là bàn Liệt sĩ, kế đến là bàn thờ Hội Đồng Văn võ được xem như các quan theo phò tá Thần, hai bên là hai dãy binh khí. Trên cao hết là ngai thờ Thần với bức đại tự sơn son thếp vàng chữ “Thần” bằng chữ Hán được xem là linh hồn của đình làng. Hai bên là các ngai thờ Tả ban, Hữu ban, Tiên sư, Hậu tắc, Tiền hiền Hậu hiền, Hương quan Hương chức, Thiên xứ linh quang, Bạch mã thái giám… đối xứng nhau. Mỗi trang thờ, khánh thờ đều được chạm trổ tỉ mỉ, các chữ Hán, hoa văn, đường nét tinh tế, mỗi bàn thờ đều có cẩn ốc xà cừ lấp lánh. Và đặc biệt, ngai thờ ông Tiền hiền Dương Văn Hóa người có công lập làng Bình Thủy được nhân dân tôn kính thờ ngang hàng với Hội đồng.

Nội thất của đình nổi bật với nhiều bản điêu khắc gỗ, phù điêu, tranh sơn thủy, các bao lam thành vọng, hoành phi, liễn đối, khánh thờ… sơn son thếp vàng và chạm trổ hoa văn tinh vi sắc sảo với các đề tài tứ linh, hoa lá, bát tiên… kết hợp vừa trang nghiêm vừa hài hòa, tao nhã, tượng trưng cho âm dương hòa hợp và cầu mong sự thái bình, sung túc. Ngoài ra, trong đình còn lưu giữ những long vị, đại hồng chung, tủ bàn ghế cẩn ốc xà cừ, và đặc biệt các di vật của Ban Hội Tề (trước 1945) dâng cúng. Nổi bật hơn vẫn là các liễn đối và hoành phi đã có từ rất xa xưa, với niên đại hơn trăm năm, làm bằng chất liệu gỗ quý, không bị thời gian làm hư hoại.

Lễ hội

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 9 – 10 tháng 5 âm lịch, Lễ Kỳ Yên lại được tổ chức long trọng tại đình thần Bình Thủy, đây là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của xã Bình Thủy, thu hút nhân dân địa phương cùng du khách thập phương tham dự.

Lễ Kỳ Yên được tổ chức nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng thắng lợi, cũng là dịp nhân dân tri ân các bậc tiền nhân có công khai phá và xây dựng làng Bình Thủy. Lễ hội mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống Nam bộ, ngoài phần tế lễ, rước sắc trang nghiêm theo đúng truyền thống, còn có phần hội với nhiều trò chơi dân gian như thi đấu bóng chuyền, bóng đá, cờ tướng, thi tìm hiểu lịch sử địa phương,… Nổi bật nhất là hội thi Đua thuyền truyền thống gồm nhiều thể loại: thuyền nam, thuyền nữ, thuyền Rồng, đua thuyền dành cho học sinh cấp THCS… với nhiều giải thưởng hấp dẫn, đem đến cho lễ hội không khí tưng bừng náo nhiệt, lưu lại trong lòng du khách nhiều ấn tượng đẹp.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Đình thần Bình Thủy rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Đình thần Bình Thủy



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Đình #thần #Bình #Thủy

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng