Đình làng Mường Đòn [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Đình làng Mường Đòn gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Đình làng Mường Đòn nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Vùng đất Mường Đòn là một làng thuộc xã Thành Mỹ, Huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá. Nơi đây hiện còn tồn tại ngôi đình cổ hơn trăm năm tuổi. Đó là sản phẩm văn hóa vật thể quý báu đại diện cho sự giàu có của người Mường – Thanh Hóa nói chung và người Mường – huyện Thạch Thành nói riêng

Nguồn gốc

Theo những người già trong Mường kể lại, Mường Đòn còn có tên là Mường Đón bao gồm các bản Vân Phú, Vân Phong, Vân Đình, Vân Tiến, giáp ranh với Tỉnh Ninh Bình. Khi giặc giã còn hoành hành, thế đất hiểm trở nơi đây rất thuận lợi cho việc dụ giặc vào tiêu diệt, nên được gọi là Mường Đón. Theo năm tháng, tên Mường Đón được đọc chệnh đi thành Mường Đòn.

Ngay sau khi lập ra làng, bà con dân bản đã góp sức xây dựng nên ngôi đình mang dáng dấp ngôi nhà sàn.

Thần chủ

Ngôi đình là nơi thờ danh tướng Vũ Duy Dương, quê ở làng Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình. Thời vua Lê Trang Tông, ông là một tướng tài, được giao giữ chức Bang biện tòng thất phẩm văn giai Quận công đô đốc, Tổng trấn vùng đất phía tây Thanh Hóa. Trong một trận giao tranh ác liệt cùng binh tướng nhà Mạc, ông bị chém giữa đám hỗn quân, nhưng vẫn bám chặt mình ngựa về đến Mường Đòn (nơi đóng quân) mới hy sinh. Tưởng nhớ công lao to lớn của ông, vua Lê Trang Tông ban sắc phong là “Bạch Mã Linh Lang Thượng Đẳng Thần” và được dân làng lập đền thờ tôn làm Thành Hoàng của Mường Đòn.

Di tích

Đình làng Mường Đòn được xây dựng trên thế đất cao ráo, bằng phẳng. Qua năm tháng, đình được tôn tạo theo dáng dấp những ngôi đình cổ Việt Nam nhưng không có tường hoa chắn mái, góc mái uốn lượn hình rồng, phượng, sàn đình được lát gạch bát.

Ngày nay, đình Mường Đòn là ngôi đình cổ duy nhất còn lại ở huyện Thạch Thành, gồm năm gian dài 20m, rộng 8m, có 20 cột cái tròn bằng gỗ lim, mái lợp ngói ta, trước mặt là sân đất rộng hơn 200m2, dựng trên vùng đất đồi khá rộng, cao chừng hơn chục mét so với mặt đường.

Ngay phía sau của đình là một gian thờ tự nhỏ ba gian, gian chính là nơi để bài vị, bát hương thờ cúng thần họ Vũ hay còn gọi là Vũ Tướng quân – Vũ Duy Dương. Đền được gọi là đền Thượng hay đền Ông. Bên cạnh đền Ông, còn một ngôi đền được dựng sau đó thờ bà Vũ Thị Cao, em ruột của ông Vũ Duy Dương. Tương truyền, khi biết anh trai mình dựng binh phò Lê diệt Mạc ở vùng núi xứ Thanh, bà Vũ Thị Cao từ đất Yên Mạc khăn gói đóng giả làm người buôn bán vào cùng anh phò vua giết giặc. Nhưng khi đến nơi, thì anh đã hy sinh, bà quyết chí ở lại phục mộ anh và giúp đỡ dân Mường Đòn, đồng tâm hiệp lực xây dựng làng bản quê hương Mường cho đến cuối đời. Cảm phục ý chí của bà, nhà vua đã truy phong “Quế Hoa Nương vô phu quân thường tòng huynh binh tặc” và được dân Mường Đòn lập đền thờ cúng tại thôn Vân Phong – gọi là Đền Bà.

Lễ hội

Theo tục lệ, vào ngày 18 tháng Giêng hằng năm, lễ hội Mường Đòn được tổ chức với nhiều nét văn hóa đặc sắc nhằm tưởng nhớ công trạng của Thành hoàng Vũ Duy Dương và em gái ông là bà Vũ Thị Cao.

Hội Mường Đòn có thể kéo dài tới 5 ngày với rất nhiều các hoạt động truyền thống thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc Mường – Kinh. Tham gia hội làng còn có đông đảo người dân của các làng, các xã kết chạ xung quanh. Nét độc đáo ở lễ hội này chính là dù sử dụng tiếng nói riêng của người Mường, nhưng các trò diễn tuồng và hát bội lại được thể hiện với ca từ bằng tiếng Kinh do chính người dân Mường biểu diễn.

Một nét đặc sắc khác trong lễ hội Mường Đòn còn ở các giá trị văn hóa ẩm thực được biểu hiện ở việc thi làm cỗ tế thần. Trong đó không thể thiếu được món cá đồ mà nguyên liệu chính là cá trắm to, hoa chuối thái nhỏ, lá đu đủ, củ sả và các gia vị khác. Cá tối thiểu phải nặng từ 3kg trở lên, được hấp hoặc rán. Khi đặt cá lên mâm, cá không được rơi vảy, xước vảy, cháy vảy. Ngoài ra còn có các món thịt lợn thui, muối trắng xếp trên lá chuối, chả thìa, chả lá bưởi, xôi, rượu và các loại bánh. Các món bánh đều do người dân tự làm bằng nguyên liệu bột nếp và mật mía với cách đồ, hấp cổ truyền. Ban giám khảo do làng cử ra sẽ theo dõi về thời gian làm cỗ, số lượng đồ tế lễ, chất lượng của vật lễ và tập trung chủ yếu vào chấm các mâm bày cá thờ.

Những ngày diễn ra lễ hội, người dân địa phương và cả khách tứ xứ đều thoải mái vui những trò chơi dân gian như ném còn, kéo co, đánh mảng, hát bội, hát séc bùa, dự hội cồng chiêng… Đây cũng là nét sinh hoạt văn hóa dân gian đặc trưng và độc đáo, mà vùng dân tộc Mường xứ Thanh còn lưu giữ lại được.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Đình làng Mường Đòn rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Đình làng Mường Đòn



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Đình #làng #Mường #Đòn

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng