Đình – Đền – Chùa Cầu Muối [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Đình – Đền – Chùa Cầu Muối gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Đình – Đền – Chùa Cầu Muối nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Cụm di tích Đình Cầu Muối – Đền Cầu Muối – Chùa Cầu Muối cách thủ đô Hà Nội chừng 80 km về phía đông bắc; cách trung tâm Thành phố Thái Nguyên chừng 40 km về phía đông nam. Cụm di tích Cầu Muối nằm tại xóm Cầu Muối, xã Tân Thành, Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên, gồm: 1 ngôi đình, 1 ngôi chùa và 2 ngôi đền. Đây là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không chỉ của nhân dân địa phương mà còn là một nơi nghiên cứu lịch sử khoa học, nơi tham quan du lịch của nhân dân huyện Phú Bình nói riêng, tỉnh Thái Nguyên và cả nước nói chung.

Cụm di tích Đình Cầu Muối – Đền Cầu Muối – Chùa Cầu Muối còn ghi dấu nhiều sự kiện trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Phú Bình. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1950, Đại đoàn 308 đã chọn nơi đây làm nơi đóng quân. Hay như trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Sư đoàn 304 cũng chọn nơi đây làm công tác huấn luyện để phục vụ cho chiến trường miền Nam.

Đến nay, cụm di tích Cầu Muối còn lưu giữ được nhiều hiện vật gốc có giá trị nghệ thuật và niên đại cổ xưa như: chiêng núm đồng, chuông nhí đồng, giá văn tế, nhang án, ngai thờ, cối đá, 5 bát hương gốm cổ, 23 pho tượng và cây hương đá được lập năm 1719…

Năm 2005, quần thể đình – đền – chùa Cầu Muối đã được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa của tỉnh nhà.

Hiện trạng

Tọa lạc ở thế tựa sơn, cảnh mây núi bao phủ, gió mát quanh năm, cụm di tích Cầu Muối được xây dựng từ năm 1719 vào thời Hậu Lê, đời vua Lê Dụ Tông. Sơ khai, các công trình được đắp đất, lợp lá. Sau này, thể theo nguyện vọng của đông đảo nhân dân và du khách thập phương, hệ thống được tu tạo nâng cấp và có hiện trạng như ngày nay.

Đình Cầu Muối thờ Thành hoàng làng Cao Sơn Quý Minh Đại Vương tức Dương Tự Minh. Ông là một danh tướng thời Lý có công lao cai quản, bảo vệ miền đất phía Bắc của quốc gia Đại Việt. Sau khi mất, Dương Tự Minh được nhiều triều đại phong kến Việt Nam sắc phong là “Thượng đẳng thần”. Dọc theo dải Sông Cầu từ Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang… nhân dân lập đền, miếu, đình để thờ cúng và tôn ông là Thành hoàng làng. Trong lịch sử Việt Nam, duy nhất có Dương Tự Minh được hưởng ân sủng 2 lần làm phò mã, trở thành con rể của hai vua nhà Lý là Lý Nhân Tông và Lý Anh Tông.

Chùa Cầu Muối thờ Phật, chùa có tên chữ là Linh Sơn tự. Cách đình và chùa Cầu Muối 150m về phía bắc là đền Công Đồng. Đền Công Đồng Cầu Muối là nơi thờ tự chính của Đạo tứ phủ, nơi được tương truyền là rất linh thiêng; chính giữa trên hương án thờ Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thoải Cung, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên và Tam Phủ Công Đồng. Cùng với Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu là một trong Tứ bất tử của thần linh Việt Nam. Bà là biểu tượng cho sức mạnh của phụ nữ luôn đề cao hạnh phúc, quyền tự do và độc lập tư tưởng. Hàng năm dân làng Cầu Muối và khách thập phương xa gần nhớ ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch và lấy câu “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” làm ngày giỗ Mẫu ở đền Công Đồng.

Cách đền Công Đồng 300m về phía tây bắc là đền Thượng – tọa lạc trên một quả đồi cao chừng trên 100m so với xung quanh, trông xa như hình một con voi phủ phục. Nơi đây thờ Mẫu Thượng Ngàn, vị thánh trong “Tứ bất tử” của đạo Tứ Phủ. Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian trong đời sống văn hóa của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người.

Lễ hội

Trước đây, cụm di tích Cầu Muối chỉ mở cửa đón nhân dân địa phương đến làm lễ vào ngày sóc, ngày vọng, tức ngày mùng một, ngày rằm theo lịch trăng hàng tháng. Nhưng từ sau khi di tích được công nhận và thể theo nguyện vọng của người dân trong vùng, cũng như du khách thập phương, đình – đền – chùa Cầu Muối đã mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần và lễ hội diễn ra trong cả tháng Giêng, trong đó ngày hội chính vào mùng 6 Tết.

Lễ hội đình – đền – chùa Cầu Muối diễn ra vui tươi, sôi động, sau nghi lễ rước kiệu, dâng hương trang nghiêm là các màn hát múa mang đậm bản sắc văn hóa dân gian trong vùng, thi múa lân, kéo co… thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Đình – Đền – Chùa Cầu Muối rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Đình – Đền – Chùa Cầu Muối



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Đình #Đền #Chùa #Cầu #Muối

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

4.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng