Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Linh Sơn

a1

Chùa Linh Sơn tọa lạc tại ấp Phú Lợi, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Từ trung tâm thành phố theo đường Quốc lộ 22 đến huyện Hóc Môn, theo đường Tỉnh lộ 15 qua cầu Xáng đến địa phận Củ Chi, xuôi về hướng bắc qua ngã tư Tân Quy khoảng 3km sẽ gặp ngôi chùa Linh Sơn Cổ Tự.

Chùa được khởi sự xây dựng vào năm 1806, khi Hòa thượng Bửu Tịnh Phổ Tế, đời 35 thuộc dòng Lâm tế trên đường chu du hành đạo dừng chân tại khu rừng cây cao bóng mát dựng lên một am nhỏ, mái lợp tranh, xung quanh xây tường đất, thỉnh phật từ nơi khác về thờ tự. (đó là khu rừng chùa ấp Phú Lợi ngày nay).

a2

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhà chùa là nơi đùm bọc, che chở cho nhiều thanh niên chống không đi lính cho giặc, giúp đỡ cho nhiều cán bộ cách mạng mỗi khi ghé qua chùa trên đường đi công tác. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, chùa là cơ sở cách mạng, nơi ẩn náu một số cán bộ giao liên, công tác Thành. Chùa Linh Sơn còn lưu lại những giá trị kiến trúc nghệ thuật gồm: Cột gỗ, kèo, trính, rui, mè… Trong chùa có nhiều hiện vật bằng gỗ: tượng, bao lam, liễng, ghế thờ, trống, mõ…được điêu khắc chạm lộng công phu có giá trị nghệ thuật độc đáo, mang tính hiện thực và đã được dân gian hóa.

a3

Ngày nay, chùa Linh Sơn ngoài việc được biết đến như là hình ảnh biểu trưng cho sự nương tựa tinh thần, là chốn tâm linh để người dân ngưỡng vọng, phát huy truyền thống văn hóa, tín ngưỡng trong môi trường văn hóa dân tộc, trong những năm qua, chùa Linh Sơn còn là nơi có nhiều hoạt động từ thiện xã hội, luôn đồng hành giúp đỡ người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Thượng tọa Thích Trí Hoa, trụ trì chùa Linh Sơn cho biết, bên cạnh công việc Phật sự ở chùa, thầy cũng tích cực tham gia các công tác xã hội và từ thiện như: trao tặng quà cho người nghèo, cứu trợ nạn nhân bị thiên tai lũ lụt, học bổng cho học sinh nghèo, tặng xe lăn cho người khuyết tật, tặng quà cho người nghèo quanh vùng trong những ngày lễ, tết Nguyên Đán …

a4

Chùa Linh Sơn được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ký Quyết định số 4347/QĐ-UBND ngày 13/10/2008 công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật./.

a5

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng