Mục lục
Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Đền thờ Nguyễn Trãi gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé
Đền thờ Nguyễn Trãi nằm ở đâu của nước ta?
Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!
Đền thờ Nguyễn Trãi được khởi công xây dựng ngày 14-12-2000, trên khuôn viên đất rộng gần 10.000m2, tại chân núi Ngũ Nhạc, nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần thị Thái, thân mẫu của Nguyễn Trãi.
Phía bên phải là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bẵc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền Và đem cái mát lành, êm dịu, tươi tốt cho cả một vùng suốt chiều dài dòng suối chẩy qua.
Công trình được xây dựng, chia làm 2 giai đoạn :
– Giai đoạn 1 : Năm 2001 – 2002, kinh phí 9.421 triệu đồng.
– Giai đoạn 2 : Năm 2004 – 2007.
Tổng kinh phí đầu tư cả hai giai đoạn tính đến nay là 20 tỉ đồng.
CÔNG TRÌNH GỒM CÁC HẠNG MỤC:
Đền thờ chính, hai nhà Tả vu, Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn Ngoại, Nhà Bia, Am hoá vàng, cầu vào cổng chính, cầu qua suối Côn Sơn theo kiểu thượng gia hạ kiều để lên Thạch Bàn, nhà từ đền, hệ thống sân vườn, đường cấp thoát nước …
Ngôi đền chính tưa lưng vào Tổ Sơn, hai bên tì vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân là tả Thanh long và hữu Bạch hổ. Phía trước có hồ nước rộng, tiếp theo là núi Trúc Thôn đối diện với núi Phượng Hoàng. Xa xa là dãy núi An Lạc đã tạo lên thế núi lớp lớp điệp trùng.
Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, kiến trúc theo truyền thống và rất độc đáo ; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau.
Ngày nay có đền thờ Nguyễn Trãi trong quần thể khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc – Đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, là truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, đó là đạo đức lương tâm của con người. đó là tinh hoa khí phách.của người Việt Nam.
Mỗi chúng ta khi đến dâng lễ, thắp hương tưởng nhớ Nguyễn Trãi, đứng trước ông, trong giây phút ta tĩnh tâm, suy ngẫm, soi lại và tự biết mình : Cao thượng hay thấp hèn, lương thiện hay độc ác, chính hay tà … để tự sửa. Tôi tin và mong muốn rằng, người đến thắp hương tưởng nhớ Nguyễn Trãi xong, tâm sẽ sáng thêm, lòng hướng làm việc thiện, không làm việc ác và không bao giờ dám làm việc ác như bọn gian thần phong kiến đã đối xử với Nguyễn Trãi.
NGUYỄN TRÃI (1380 – 1442)
Nguyễn Trãi, sinh năm Canh Thân, tại Thăng Long, mất năm Nhâm Tuất.
Tổ tiên của Nguyễn Trãi ở xã Chi Ngãi, huyện Phượng Sơn, nay thuộc xã Cộng Hoà, Huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương. Thân phụ là Nguyễn ứng Long, một danh sỹ nổi tiếng đương thời, đến học tập, lập nghiệp ở làng Ngọc ổi, huyện Thượng Phúc, nay là xã Nhị Khê, Huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, trở thành vị tổ đầu họ Nguyễn Nhị Khê sau này. Năm Long Khánh 2(1374). Nguyễn ứng Long thi đậu thái học sinh, nhưng không được vua Trần trọng dụng ; tháng chạp năm Tân Tỵ(1401), đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, ra làm quan cho nhà Hồ, giữ chức Hàn lâm viện Thừa chỉ học sỹ, kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp : năm 1407, bị giặc Minh bắt về Trung Quốc ; khoảng năm Mậu tý(1408) thì mất, mộ táng ở núi Bái Vọng, huyện Chí Linh. Thân mẫu là Trần thị Thái, con gái thứ 3 quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Bà thông minh, hay chữ, khi còn là học trò từng nhiều lần xướng hoạ với thầy. Năm 1385, bà cùng thân phụ sống ở Côn Sơn, được ít lâu thì quy tiên.
Tuổi thơ, Nguyễn Trãi sống với ông ngoại ở Thăng Long ; từ năm 1385, theo ông và thân mẫu về Côn Sơn. Sau khi quan tư đồ qua đời(1390), ông về ở Nhị Khê với cha. Đươc hai người thầy lớn là ông ngoại và thân phụ dậy dỗ, ông sớm phát triển tài năng, hoàn thiện nhân cách, nuôi hoài bão lớn. Từ nhỏ Nguyễn Trãi đã thông minh hơn người, năm Canh Thìn(1400) niên hiệu Thành Nguyên thứ nhất thời nhà Hồ mở khoa thi đầu tiên, Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ thái học sinh(tiến sỹ). Sau khi đỗ, ông được Hồ Quý Ly trao cho chức Ngự sử đài chánh chưởng. Thế là hai cha con cùng làm quan ở triều đình và cùng giúp nhà Hồ cẩi cách kinh tê, chính trị và văn hoá, nhằm đưa xã hội Việt Nam sang một giai đoạn phát triển mới
Hồ Quý Ly đang thi hành việc cải cách thì quân Minh do Trương Phụ chỉ huy mở cuộc xâm lược vào nước ta với danh nghĩa”phù trần, diệt Hồ”. Hồ Quý Ly cùng con là Hồ Nguyên Trừng mang quân ra chống cự, nhưng bị thất bại và bị bắt đưa về Trung Quốc. Trong số triều thần bị bắt có Nguyễn Phi Khanh.
Được tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng lần đến chỗ quân Minh giam giữ tù binh tìm cha, rồi hai anh em theo đoàn xe giải tù lên ải Nam Quan với ý định phụng dưỡng cha già.
Nguyễn Phi Khanh biết rằng ông đi chuyến này có thể không bao giờ trở về Tổ quốc nữa cho nên nhân lúc vắng vẻ, ông bảo Nguyễn Trãi rằng .” Con là người có học, có tài nên tim cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu, lọ là cứ phải theo cha khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao !”Rồi Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi quay trở về, chỉ để Phi Hùng theo ông sang Trung Quốc để khi ông chết thì đem hài cốt về …
Nguyễn Trãi gạt nước mắt từ biệt cha già và em rồi quay trở lại tìm đường cưu nước.
Vê đến thành Đông Quan, Nguyễn Trãi bị quân Minh bắt. Tướng giặc là Trương Phụ biết Nguyễn Trãi là nhân vật tài cao chí cả, y cố dụ dỗ ông ra làm quan với nhà Minh. Nguyễn Trãi kiên quyết từ chối. Tức giận, Trương Phụ định đem ông chém. Thượng thư Hoàng Phúc khôn kheo hơn, biết rằng muốn dụ dỗ một người như Nguyễn Trãi thì một ngày không thể làm được. Y can ngăn Trương Phụ tha không giết nhưng chúng buộc ông phái sống ở thành Đông Quan là nơi có đại bản doanh của quân xâm lược.
Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, ông theo lời dặn “Tận trung là tận hiếu”, bao đêm trăn trở kế bình Ngô, hàng chục năm nung nấu chi giết giặc. Khi Lê Lợi dựng cờ, ông đến Lam Sơn tụ nghĩa, dự Hội thề ở Lũng Nhai, dâng Bình Ngô Sách ở Lỗi Giang, “10 năm ở nơi màn trướng, 5 phen miệng hổ lăn mình”, đem tài chí tính kế bàn mưu, dốc tâm huyết viết thư thảo hịch, một lòng thành giúp Thái tổ nhà Lê lập nên nghiệp lớn.
Trong “Bình Ngô sách”, ông vạch ra chiến lược – chiến thuật đánh quân Minh. Theo bài tựa của Ngô Thế Vinh trong ức Trai di tập thì Bình Ngô sách”hiến mưu chước lớn, không nói đến việc đánh thành mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người. Cuối cùng nhân dân và đất nước của mười lăm đạo nước ta đều đem về cho ta cả”.
Lê Lợi xem “Bình Ngô sách” khen là phải và dựa vào đấy cùng Nguyễn Trãi vạch ra chiến lược, chiến thuật đánh quân Minh. Ngay sau khi xem “Bình Ngô sách”, Bình Định vương Lê Lợi đã trao cho Nguyễn Trãi chức Tuyên Phụng đại phu hàn làm thừa chỉ và luôn giữ ông ở bên mình để bàn mưu tính kế đánh giặc.
Ngoài việc cùng Lê Lợi vạch ra chiến lược, chiến thuật, Nguyễn Trãi còn làm tất cả các công việc giao thiệp với quân Minh. Nhân danh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết thư cho bọn chỉ huy quân Minh như Sơn Thọ – Phương Chinh – Thái Phúc – Vương Thông, v.v…để hoặc mắng nhiếc chúng, hoặc khiêu khích chúng, hoặc dụ chúng ra hàng. Nguyễn Trãi đã làm công tác địch vận rất tài tình. Chính ông đã đích thân đến thành Tam Giang(Việt Tri) chiêu dụ quân Minh, tướng giữ thành là Lưu Thanh đã đem toàn bộ quân đôi ra hàng, cũng chính Nguyễn Trãi đã viết thư chiêu dụ quân Minh ở Nghệ An – Thuận Hoá – Tây Đô, các thành này đều không phải đánh bằng quân sự, tướng Minh giữ thành Nghệ An là đô đốc Thái Phúc đã nghe lời khuyên của Nguyễn Trãi mở cửa thành ra hàng.Nhận thấy chính nghĩa của quân Lam Sơn, Thái Phúc đã đến chân Thành Tây Đô để chiêu dụ quân Minh ở đấy và Thái Phúc còn bày cho nghĩa quân Lam Sơn phép chế tạo công cụ đánh thành Đông Quan.
Cuối năm 1426, quân Lam Sơn bắt đầu vây thành Đông Quan. Lê Lợi đóng đại bản doanh ở dinh Bồ Đê, ngày ngày quan sát địch và cùng Nguyễn Trãi trực tiếp chỉ huy chiến đấu.
Thàng 10 năm 1427 Liễu Thăng mang quân tiếp viện, bị chết ở gò Mã Yên. Tình thế bọn Vương Thông ở thành Đông Quan vốn đã khốn quẫn càng thêm khốn quẫn, buộc Vương Thông phải viết thư cho người đến bản doanh nghĩa quân xin giảng hoà. Các tướng khuyên Lê Lợi nên tiếp tục đánh để tiêu diệt hết bọn chúng, nhưng ý kiến của Nguyễn Trãi thì lại khác. Ông biết rằng tình thế Vương Thông nhất định phải cầu hoà nên ông khuyên Lê Lợi không cần dùng vũ lực, mà thuyết phục chúng đầu hàng. Kết quả Vương Thông không đợi mệnh vua Minh đã tự ý giảng hoà với nghĩa quân Lam Sơn và xin rút quân vê nước.
Kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, khi luận công ban thưởng, Nguyễn Trãi được ban quốc tính và phong tước Quan phục hầu. Về chức, ông giữ chức Nhập nội hành khiển kiêm Lại bộ thượng thư quản công việc cơ mật viện.
Trong lúc đất nước có giặc, ông đã dốc hết tâm lực cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chịu đựng mọi gian khổ, khắc phục mọi khó khăn, xây dựng lực lượng từ không đến có, từ yếu đến mạnh và cuối cùng đã giành thắng lợi vẻ vang. Hoà bình lập lại, ông lại dốc hết tâm lực lo việc xây dựng đất nước :” đổi bỏ thói tham ô, sửa trừ tệ lười biếng. Bè đảng riêng tây phải dứt, thái độ cố phạm phải chừa, coi công việc quốc gia làm công việc của mình, lấy điều lo của sinh dân làm điều lo của thiết kỉ. Hết lòng hết sức giúp đỡ nhà vua. Khiến cho xã tắc yên như Thái Sơn, cơ đồ vững như bàn thạch …”. Suốt trong thời gian làm quan dưới triều Lê, từ Lê Thái tổ đến Lê Thái tôn, lúc nào ông cũng sống cuộc đời thanh bạch, giản dị, cần kiệm liêm chính và giầu lòng nhân nghĩa.
Nguyễn Trãi là người có ý thức dân tộc rất cao và luôn tin tưởng sâu sắc ở tương lai, tiền đồ của dân tộc. Cuộc đời ông là cuộc đời luôn suy tư và đầy lòng nhân ái, luôn luôn lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Ngôi nhà ông ở Côn Sơn khi ông coi quản dân 3 tỉnh, hai động Đông Bắc và Yên Quảng là ngôi nhà tranh “bôn bề vách xác xơ chỉ có sách là giàu”.
Nguyễn Trãi là nhà chính trị hiếm có trong thời phong kiến Việt Nam, trước sau lúc nào cũng trung thành với lý tưởng của mình. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh cũng như trong thời gian làm quan với nhà Lê, ông sống một cuộc đời thanh bạch gian di. Bản thân ông tự hào được mặc áo vải, đi hài cỏ ” Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh, áo bô quen cật vận xênh xang”.
(Nguồn: dulichhaiduong.vn)
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Đền thờ Nguyễn Trãi rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.
Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Đền thờ Nguyễn Trãi
#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Đền #thờ #Nguyễn #Trãi
Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!
Nguồn: Foox