Mục lục
Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Đền thờ Lý Chiêu Hoàng gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé
Đền thờ Lý Chiêu Hoàng nằm ở đâu của nước ta?
Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!
Trong quần thể khu Di tích lịch sử – Văn hóa Đền Đô, xã Đình Bảng (Từ Sơn) còn có một di tích nổi tiếng với bề dày lịch sử, hàng nghìn năm như Thọ Lăng Thiên Đức, Đền Rồng, chùa Cổ Pháp, chùa Kim Đài, Đình làng Đình Bảng… Hướng tới kỷ niệm 1000 năm ngày Lý Công Uẩn khởi lập vương triều Lý và lễ hội Đền Đô (15 tháng 3 năm Mậu Tý -2008) xin giới thiệu một di tích tiêu biểu cùng bạn đọc.
Bà Lý Chiêu Hoàng sinh năm 1216. Tên húy là Lý Phật Kim, còn có tên gọi khác là Thiên Hinh. Bà là con gái thứ 2 của vua Lý Huệ Tông và Hoàng hậu Trần Thị Dung nên được phong là Chiêu Thánh Công Chúa. Tháng 10 năm Giáp Thân (1224), Lý Huệ Tông lâm bệnh nên đã ra Chiếu nhường ngôi cho Chiêu Thánh khi đó mới tròn 8 tuổi.
Chiêu Thánh lên ngôi vua, xưng là Lý Chiêu Hoàng. Lúc này, Trần Thủ Độ, một vị quan có uy tín trong triều bèn đưa cháu trai là Trần Cảnh vào cung chơi bời cùng vị vua bằng tuổi. Rồi bằng sự sắp xếp của Trần Thủ Độ, họ đã nên vợ, nên chồng. Chỉ một năm sau (ngày 11 tháng Chạp năm ất Dậu – 1225), cũng bằng mưu ký của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng đã trút bỏ long bào nhường ngôi báu cho chồng.
Ngày tháng trôi qua, vua Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh) chỉ một nỗi băn khoăn vì Hoàng Hậu vẫn chưa một lần sinh nở. Thái sư Trần Thủ Độ đã nói với Vua rằng: “Hoàng Hậu Chiêu Thánh làm vợ đã hơn 10 năm, nay đã 20 tuổi mà không sinh con thì làm sao có hy vọng nối dõi sau này? Phải trọn một Hoàng Hậu khác!” ý định của Trần Thủ Độ đã trở thành nghiêm lệnh. Trần Thái Tông dù hết lòng yêu thương vợ nhưng không thể không thi hành. Từ đó, Chiêu Thánh Hoàng Hậu bị giáng xuống làm công chúa. Nàng sống âm thầm một mình một bóng trong nỗi hưu quạnh khổ đau. Suốt mấy chục năm, Trần Thái Tông vẫn không nguôi ân hận với những việc làm của mình. Ông luôn có ý định tìm cho nàng một người chồng để có nơi nương tựa. Người được Trần Thái Tông lựa trọn có tên là Lê Tần, con trai của Thượng tướng Lê Khâm. Hôn lễ được tiến hành, Lê Tần được vua đổi tên thành Lê Phụ Trần và phong chức Ngự Sử Đại Phu. Sau đó họ đưa nhau về Bạch Hạc để sống những ngày tốt đẹp nhất của cuộc đời mình. Chỉ một năm sau lễ cưới, Chiêu Hoàng đã sinh con trai, đặt tên là Trần Bình Trọng. Trần Bình Trọng còn có một người em gái tên Khuê được phong là ưng Thụy Công Chúa.
Năm 1278, Lý Chiêu Hoàng về thăm quê hương Cổ Pháp (Đình Bảng, Từ Sơn, ngày nay). Đây là lần cuối cùng bà trở về thăm viếng quê Cha đất Tổ. Ngày 23-9 năm đó (Mậu Dần 1278), bà đã qua đời ở tuổi 62. Thi hài bà được an táng tại bìa rừng Báng, phía đông Thọ Lăng Thiên Đức, thuộc làng Đình Bảng quê nhà.
Đền Rồng thờ Lý Chiêu Hoàng được khởi công xây dựng ở Đình Bảng từ cuối thế kỷ 13, nằm trên khu đất rộng 2 mẫu 7 sào Bắc Bộ (9300m2). Đền được kiến trúc gồm nhiều công trình, mỗi công trình có nhiều gian. Cột, sà đều bằng gỗ lim, lợp ngói mũi hài. Đền có sân rộng, hai bên có hai tòa giải vũ, phía ngoài có hai dãy nhà khách. Trong khuôn viên đền, cây cối quanh năm tỏa bóng.
Trải qua những tháng năm thăng trầm, Đền Rồng đã được trùng tu tái dựng nhiều lần. Trên nền đất cũ, nhân dân địa phương đã hằng tâm công đức xây lại ngôi đền thờ phụng bà với tấm lòng thành kính. Cổng đền nay được mang dòng chữ “Long Miếu Điện”. Trong khuôn viên đền có tòa Tiền Đường 5 gian bề thế, trên đề 3 chữ “Lưu Ly Điện”. Phía sau đền là gian hậu cung, đặt điện thờ Lý Chiêu Hoàng. Tượng bà đầu đội miện Kim Khôi, mình khoác áo long bào. Trước điện thờ có bức hoành phi “Hậu Triều Lý Thị”. Bên cạnh là 2 câu đối được sơn son thiếp vàng rực rỡ, tạm dịch:
“Bốn phương tích rõ dài lâu sáng
Tám điện đón vua kế tiếp thờ
Tám vua triều Lý thơm ngọc quý
Miếu Rồng ngàn năm sử vàng ghi”.
Lý Chiêu Hoàng vẫn sống mãi trong lòng nhân dân, được nhân dân hết lòng kính trọng và xây dựng đền thờ ở nhiều nơi. Tại Đền Rồng, nơi phụng thờ bà vẫn quanh năm hương hoa lan tỏa. Mỗi năm đến ngày giỗ bà, nhân dân địa phương lại tổ chức nghi lễ long trọng, đón khách thập phương về cùng làm lễ dâng hương, tưởng niệm.
Theo cuốn “8 vị vua triều Lý” của giáo sư Vũ Ngọc Khánh. NXB Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 2007.
(Nguồn: bacninh.gov.vn)
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Đền thờ Lý Chiêu Hoàng rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.
Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Đền thờ Lý Chiêu Hoàng
#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Đền #thờ #Lý #Chiêu #Hoàng
Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!
Nguồn: Foox