Đền Phú Nhi [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Đền Phú Nhi gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Đền Phú Nhi nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Ngôi đền ở làng Phú Nhi, xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh, Tỉnh Vĩnh Phúc, còn gọi là đền Vua Thi. Đền thờ Phùng Hưng, tức Bố Cái Đại Vương, người anh hùng, có công lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa chống nhà Đường, vào thế kỉ VIII.

Câu chuyện về Phùng Hưng

Chuyện kể rằng: “Làng Phú Nhi, từ xưa, còn có tên gọi là Xóm Ải, vốn là một làng đông dân trù phú, nằm ngay bên bờ của nhánh sông Cà Lồ và nay có đường giao thông số 35 sau này đi qua. Vào thời Bắc thuộc lần thứ ba, bọn phong kiến Tùy – Đường Trung Quốc, đem quân xâm lược nước ta. Quân giặc đóng nơi đây, vô cùng dã man giết hại rất nhiều người. Chúng lấy việc giết người làm trò vui: già, trẻ, gái trai bắt được người nào chúng vít cây tre xuống lóc hết cành lá, vót nhọn đầu sâu người vào rồi thả ngọn tre cho bật lên. Chúng vây quanh reo hò, trước cảnh đau đớn giãy giụa của người dân ở trên cao. Chúng bỏ người vào cối để giã và còn biết bao nhiêu hình thức giết người khác… Số người trong làng trốn thoát chả được bao nhiêu”…

Làng Phú Nhi khi ấy, sắp rơi vào nạn diệt chủng. Trong lúc đó, có người anh hùng dân tộc là Phùng Hưng giải cứu. Phùng Hưng, người vốn là hào trưởng xứ Đường Lâm, thuộc Sơn Tây cũ. Sinh thời, người có sức khoẻ phi thường, đã từng giết hổ ở Đường Lâm để trừ hại cho dân.

Năm Đinh Mùi (767), Phùng Hưng đã cùng hai em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh, phất cờ khởi nghĩa. Nhân dân hưởng ứng rất đông, chỉ trong thời gian ngắn, nghĩa quân đã lên tới vài vạn người. Cao Chính Bình An Nam đô hộ xứ, đem quân đi dẹp không nổi. Cuộc chiến diễn ra hơn hai mươi năm chưa phân thắng thua.

Đến năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng cùng các tướng: Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn và Bồ Phá Cần chia ra làm 5 đạo quân, bất ngờ tiến đánh thành Tống Bình (Hà Nội). Cao Chính Bình mang 4 vạn quân ra nghênh chiến. Sau 7 ngày đêm chiến đấu ác liệt, quân giặc phải rút vào thành cố thủ. Nghĩa quân vây khắp bốn mặt thành. Cao Chính Bình lo sợ phát ốm mà chết. Nghĩa quân chiếm thành Tống Bình làm kinh đô, xây dựng quyền tự chủ đất nước. Phùng Hưng, được nhân dân tôn lên làm vua hiệu là Bố Cái Đại Vương.

Nghĩa quân của Phùng Hưng đã đến đây, đập tan thành luỹ của giặc giải phóng cho nhân dân Phú Nhi và các vùng xung quanh. Đặc biệ,t là hai bên bờ sông Nhị Hà (sông Hồng). Về sau, cũng như nhiều nơi khác trong nước, trong huyện như xã Tiến Thịnh nhân dân 3 làng Phú Nhi, Lâm Hộ, Yên Vinh đã lập đền thờ Phùng Hưng tại thôn Phú Nhi, để ghi nhớ ơn người anh hùng dân tộc đã giải phóng cho mình.

Lịch sử đền

Đền Phú Nhi, khi đó được xây dựng trên một ngọn đồi hình bát úp, ngay sát bờ sông cảnh sơn thuỷ hữu tình. Khu vực đồi, có tới 34 cây quéo (muỗm) lớn, có nhiều cây đường kính trên 1 mét, bên cạnh, có một rặng thông cao hàng chục mé,t ngày đêm gió reo vi vút, càng tô thêm vẻ linh thiêng của ngôi đền. Rặng thông đã bị cơn bão năm Kỷ Dậu (1909) làm đổ cả, hiện nay, ở dưới lòng sông vẫn còn có những gốc thông bị vùi.

Sau này, các triều vua thường hay về đây tụ họp mở các cuộc thi văn võ… nên còn được đặt tên là đền Vua Thi. Đền Vua Thi rất linh ứng: Phùng Hưng thường hiển thánh, giúp dân trong nhiều trường hợp gặp hoạn nạn.

Trong chiến tranh, đền đã bị huỷ hoại nhiều. Nhân dân đem tượng Phùng Hưng và các đồ thờ đi sơ tán (tháng 10-1946). Hiện nay, đền đã được xây dựng lại.

Lễ hội

Hàng năm, cứ đến ngày 10 tháng 10, nhân dân dùng kiệu này rước thánh vào đền Thanh Nhàn ở Sóc Sơn để tế lễ, nay chỉ còn đôi chân kiệu. Một đôi chóc, hình cầu đường kính 30cm cao 40cm. Một đôi lục bình, cao khoảng 1 mét. Một chiếc đầu rồng, bằng đất nung mới bị bán mất. Tượng thánh Phùng Hưng. Sắc phong của vua Lê Hiển Tông (Cảnh Hưng) tặng ngày 08-8 năm Đinh Hợi (1767) “Ca ngợi những công lao to lớn đánh giặc giải phóng đất nước, bảo vệ dân của Phùng Hưng, phong là: Hữu quốc Đại vương (Bố Cái Đại vương)”.

Vì vậy hàng năm, cứ theo âm lịch ba làng lại tổ chức: Trong 3 ngày 6, 7, 8 tháng 5 rước chóc ra bến Đông Kiêu (Tráng Việt) lấy nước về thờ thì trời lại mưa. Ba ngày 16, 17, 18 tháng 8 mở lễ hội cơm mới. Ba ngày 22, 23, 24 tháng 10 mở lễ hội giã bánh giầy, thịt trâu, thịt bò to lắm.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Đền Phú Nhi rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Đền Phú Nhi



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Đền #Phú #Nhi

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng