Đến Huế, vãn cảnh chùa Thánh Duyên

Mục lục

Trong số ba ngôi quốc tự được phong của triều Nguyễn gồm chùa Thiên Mụ, chùa Diệu Đế, chùa Thánh Duyên thì chùa Thánh Duyên nằm ở xa hẳn khỏi khu vực kinh thành. Ngôi chùa tọa lạc trên sườn núi Túy Vân, bên đầm Cầu Hai, ngay sát cửa biển Tư Hiền (huyện Phú Lộc).

Tam quan chùa Thánh Duyên trên sườn núi Túy Vân. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Tam quan chùa Thánh Duyên trên sườn núi Túy Vân. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Ngôi chùa có lịch sử lâu đời, sau nhiều lần được xây mới, tu bổ cũng như đặt lại tên (cho cả chùa và núi), cuối cùng nó được mang tên Thánh Duyên vào năm 1936, do vua Minh Mạng đặt tên, còn núi được mang tên Thúy Hoa.

Tấm bia “Thúy Vân Sơn” đặt dưới chân núi, lối lên chùa. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Tấm bia “Thúy Vân Sơn” đặt dưới chân núi, lối lên chùa. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên núi thành Thúy Vân, vì kỵ húy Thái hậu Hồ Thị Hoa. Lại có tích rằng, xưa kia có người say rượu đi ngang qua đây, thấy mây bồng bềnh mới bảo là… mây say, mà ra thành tên núi Túy Vân.

Đường từ chính điện lên Đại Từ các dưới tán rừng xanh mát. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Đường từ chính điện lên Đại Từ các dưới tán rừng xanh mát. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Thúy Vân, nghĩa là núi mây xanh biếc, kết hợp với sóng nước cũng xanh biếc của đầm Cầu Hai đã tạo cho nơi đây phong cảnh ấn tượng, được vua Thiệu Trị xếp hạng thứ chín trong số 20 thắng cảnh đất thần kinh.

Những người làm công quả quét lá khô trước cổng Đại Từ các và tháp Điều Ngự. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Những người làm công quả quét lá khô trước cổng Đại Từ các và tháp Điều Ngự. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Qua khỏi chính điện, du khách tiếp tục lên cao trên núi, qua Đại Từ các và tháp Điều Ngự, trên con đường nhỏ được lát các bậc đá, đi dưới tán cây rừng xanh mát, cảm giác thật thư thái.

Đình Tiến Sảng – sau lưng tháp Điều Ngự – trên đỉnh núi. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Đình Tiến Sảng – sau lưng tháp Điều Ngự – trên đỉnh núi. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Ngoài việc ở vào một vị trí đắc địa có phong cảnh kỳ tuyệt, chùa Thánh Duyên còn nổi tiếng bởi nơi đây đang lưu giữ những bộ tượng độc đáo của nhà Phật.

Ban thờ ở chính điện cùa Thánh Duyên. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Ban thờ ở chính điện cùa Thánh Duyên. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Chính điện của chùa có trưng thờ Thập điện Minh Vương và Thập Bát La Hán bằng đồng – đây được coi là bộ tượng đồng Thập Bát La Hán xưa nhất còn lưu giữ, được vua Minh Mạng cho đúc vào đầu thế kỷ XIX.

Bộ tượng đồng Thập Bát La Hán trong chính điện. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Bộ tượng đồng Thập Bát La Hán trong chính điện. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Ngoài ra, chùa Thánh Duyên còn lưu giữ một bộ tượng Thập Bát La Hán bằng tre thếp vàng, được coi là bộ tượng xưa nhất của thể loại vật liệu này còn được lưu giữ.

Hiện tại, bộ tượng đồng Thập Bát La Hán đang được thờ trong chính điện, còn bộ tượng tre thếp vàng được nhà chùa bảo quản trong điều kiện riêng đặc biệt, để có thể đảm bảo giữ bộ tượng quý được lâu bền.

Hoàng hôn tuyệt đẹp trên đầm Cầu Hai. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Hoàng hôn tuyệt đẹp trên đầm Cầu Hai. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Tổ đình Từ Hiếu: Miền an lạc chốn thiền môn xứ Huế

Rời khỏi chùa trong buổi chiều tà vào những ngày đầu hè trời đẹp, du khách sẽ sững sờ bởi vẻ đẹp của hoàng hôn trên đầm Cầu Hai. Mặt trời hồng rực, to tròn dần biến mất khỏi đường chân trời…

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng