Ðền Ðồng Cổ (Yên Định) [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Ðền Ðồng Cổ (Yên Định) gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Ðền Ðồng Cổ (Yên Định) nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Ðền Ðồng Cổ – Yên Định thuộc thôn Ðan Nê, xã Yên Thọ, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa . Một trong những di tích nổi tiếng của xứ Thanh, nơi vừa có phong cảnh hữu tình, vừa có những huyền thoại gắn với nhiều giai đoạn trong lịch sử đất nước.

Truyền thuyết

Tương truyền, có một vị vua khi đi đánh giặc qua đây có nghỉ lại một đêm trên bến Trường Châu ở khúc Sông Mã gần đền (có sách nói là vua Lý Thái Tông, cũng nguồn cho là vua Hùng Vương đời thứ nhất đi dẹp ngoại xâm). Trong giấc chiêm bao, vua được một vị thần xưng là Ðồng Cổ báo mộng bày cách dẹp giặc loạn. Khi vua tỉnh giấc còn nghe vang vọng tiếng chuông đồng vọng từ ngôi đền dưới chân ba ngọn núi.

Theo báo mộng của thần, khi ra trận vua cho dùng dùi đồng gõ vào trống đồng, giặc loạn sợ hãi bỏ chạy. Nhà vua sau đó đã quay lại để tạ ơn thần và cho tu bổ đền khang trang hơn. Tên đền Ðồng Cổ được dân làng gọi theo từ đó.

Vua Lý Thái Tông còn cho rước thần Ðồng Cổ từ Ðan Nê về lập đàn thề trên đất Thăng Long, lại phong cho thần chức quan “chủ trì việc thề trong cả nước”.

Cảnh quan – kiến trúc

Trước cửa đền, bên kia chiếc hồ bán nguyệt, có hai tấm bia trên vách đá núi Xuân. Một tấm bằng chữ Hán khắc lại bài văn bia do Nguyễn Quang Bàn viết năm 1802, ca ngợi phong cảnh sơn thủy hữu tình của nơi đây và kể lại chuyện một chiếc trống đồng cổ được tìm thấy và cúng tiến vào đền. Tấm kia bằng tiếng Pháp, khắc năm 1889, nội dung chép lại bài văn dân làng Ðan Nê tỏ lòng sùng kính với ngôi đền.

Tấm bia chữ Hán chép rằng, năm Canh Tuất (1790) Tuyên công Nguyễn Quang Bàn (con vua Quang Trung) vâng mệnh vua cha vào làm quan đặc sai đốc trấn Thanh Hóa. Một đêm nọ, ông nghỉ tại xã Ðan Nê, có vào cầu khấn trong miếu thờ Ðồng Cổ Sơn Thần. Sau đó ứng nghiệm bằng việc ông bỗng thấy bên bờ Nam sông Mã xuất lộ một chiếc trống đồng cổ rộng 9 thước, cao 4 thước. Năm Nhâm Tuất (1802) lại có dịp đi qua miếu, Nguyễn Quang Bàn sai đem chiếc trống đồng tìm được dạo trước hiến cho đền, đồng thời viết bia (lúc đó là bia gỗ) ghi lại để đời sau được rõ.

Theo những người cao tuổi trong làng Ðan Nê, đền Ðồng Cổ từng có 38 gian, bề thế tựa lưng vào Tam Thái Sơn (dân làng gọi một cách dân dã là dãy núi Ðổng).

Những di tích nguyên gốc còn lại đến nay, ngoài hai tấm bia kể trên, chỉ còn chiếc miếu nhỏ lưng chừng đỉnh núi Xuân và chiếc cổng Nghinh môn nằm ở phía Tây ngôi đền.

Nghinh môn gồm 3 tầng, 8 mái, mang phong cách kiến trúc thế kỷ 15 (thời Lê), cao 9m, rộng 3m, được ghép bằng những khối đá vuông vức (không dùng vữa), cuốn thành vòm tò vò.

Nơi đây, thời gian như được cô đặc lại từ lịch sử mấy ngàn năm tồn tại của ngôi đền, rắc lên đó một màn sương những câu chuyện huyền thoại.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Ðền Ðồng Cổ (Yên Định) rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Ðền Ðồng Cổ (Yên Định)



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Ðền #Ðồng #Cổ #Yên #Định

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng