Đền Đỗ Khắc Chung [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Đền Đỗ Khắc Chung gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Đền Đỗ Khắc Chung nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Đền Đỗ Khắc Chung tọa lạc thôn Quan Tử, xã Sơn Đông, Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc, đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia theo quyết định số 937- QĐ-BT ngày 23/7/1993.

Lịch sử

Ngôi đền thờ nhà giáo Đỗ Khắc Chung ở làng Quan Tử được xây dựng từ khoảng giữa thế kỷ 14 trên nền lớp học cũ, nơi nhà giáo Đỗ Khắc Chung dạy học cho nhiều thế hệ con em dân làng.

Nhân một lần đến ấp Sơn Đông (làng Quan Tử ngày nay), thấy cảnh trí đẹp đẽ, dân tình đông đúc thuần hậu nhưng dân trí còn hủ lậu nên ông quyết định mở trường, mở lớp truyền chữ nghĩa cho con em trong làng. Từ khi cụ Đỗ về dạy, việc học hành phát đạt, khoa mục nối đời đỗ đạt.

Làng đã có 12 Tiến sĩ Nho học, đứng đầu danh sách Tiến sĩ Nho học thành đạt của tỉnh Vĩnh Phúc; xếp thứ 20 trong danh sách các làng Tiến sĩ của cả nước. Trong làng, số cử nhân, tú tài ngày càng nhiều, nhà nhà đều là dòng dõi con em của các Tiến sĩ, cử nhân… nên làng quyết định đổi tên Sơn Đông thành làng Quan Tử (làng con quan) và lập miếu thờ thầy Đỗ Khắc Chung gọi là Miếu Quan Tử vào năm Cảnh Tự thứ ba (1665), cụ Đỗ Khắc Chung cũng được dân làng suy tôn làm Thành hoàng làng.

Khoảng thế kỷ 18, do ân đức của cụ Đỗ sâu rộng, đã cảm hoá đời sống tinh thần của đông đảo nhân dân trong vùng, người về tế lễ ngày một đông, nên dân làng đã dỡ bỏ miếu cũ, dựng tam quan, tiền tế, trung tế và hậu cung, tôn cao nền, sân lát gạch khang trang, từ đó gọi là đền Đỗ Khắc Chung, cho đến năm 1929, đền được trùng tu, sửa chữa truyền lại cho đến nay.

Danh nhân

Đỗ Khắc Chung (1247-1330) sinh ngày 24 tháng 11 năm Đinh Mùi (1247) ở làng Cam Lộ, huyện Giáp Sơn, lộ Hải Dương (nay là Huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương). Phụ thân ông là Đỗ Nhuận, mẫu thân là Vũ Thị Hương, đều là người làng Cam Lộ, đều vốn làm nghề thầy thuốc. Đỗ Khắc Chung thi đỗ Bảng nhãn dưới thời vua Trần Thánh Tông và làm quan triều Trần trong thời gian 50 năm dưới bốn triều vua: Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông. Ông là người có học vấn cao, uyên bác về ngoại giao, quân sự, thông thái văn chương, là quan chức cấp cao của triều Trần, do có nhiều công lao trong việc nội trị và ngoại giao của triều đình nên được ban quốc tính họ Trần – Trần Khắc Chung.

Thời gian đánh dấu sự kiện quan trọng trong bước ngoặt cuộc đời ông là vào năm 1285 khi được giao nhiệm vụ làm Sứ giả sang nhà Nguyên để cầu hoà, tạo kế hoãn binh chuẩn bị lực lượng để đánh tan cuộc xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2. Ngoài ra ông còn được triều đình giao cho một số trọng trách quan trọng như đi cứu công chúa Huyền Trân bên Chiêm Thành năm 1307, đảm nhận việc dạy Thái tử ở Đông Cung…

Đỗ Khắc Chung được vua Trần gả cho công chúa Bảo Hoàn và ban điền trang thái ấp tại trang Ma Liêu, vùng núi Thiên Liêu (xã Yên Đức, Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh ngày nay).

Di tích

Đền có kiến trúc mặt bằng kiểu “nội Đinh, ngoại Nhất” qua cổng tam quan 2 tầng 4 mái là sân đình lát gạch vuông. Đình chính có tiền tế 5 gian, tòa trung tế 3 gian song song và kề mái với toà tiền tế, bên trong là hậu cung 3 gian nối với trung tế theo hình chữ “Đinh”, tổng diện tích xây dựng khoảng 600m2.

Kiến trúc đền không lớn nhưng chắc khoẻ, nhiều đề tài chạm khắc mỹ thuật dân gian trên chất liệu gỗ truyền thống được bố trí từ các chi tiết kiến trúc trên cổng tam quan, tiền tế, trung tế, hậu cung, trên đồ thờ… là những thành phần góp dựng nên những giá trị văn hoá – nghệ thuật của di tích kiến trúc nghệ thuật mang dấu ấn thời Hậu Lê (thế kỷ 18).

Đền còn lưu giữ nhiều hiện vật và tư liệu quý như: một bản thần phả chữ Hán do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572), một bia đá tạo năm Tự Đức Mậu Dần (1878) ghi danh các bậc tiên hiền liệt vị, những người đỗ đạt của làng Quan Tử. Đặc biệt có bản phả lục về sự tích Đỗ Khắc Chung – công thần nhà Trần, do Hàn Lâm Lễ Viện quan Đông các Đại học sĩ Lê Trung soạn năm Hồng Phúc thứ nhất (1572).

Hằng năm vào ngày 15 tháng Tư âm lịch, dân làng thường tổ chức “Lễ cầu mát” tại Đền Và lấy ngày mùng 3 tháng 10 âm lịch (là ngày Đỗ Khắc Chung mở trường dạy học) làm ngày “tiệc làng”, ngày lễ chính để tưởng nhớ công lao của Thành hoàng làng – thầy giáo Đỗ Khắc Chung.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Đền Đỗ Khắc Chung rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Đền Đỗ Khắc Chung



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Đền #Đỗ #Khắc #Chung

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng