Cổ miếu Ba Thắc – Khu Di Tích Lịch Sử Giàn Gừa [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Cổ miếu Ba Thắc – Khu Di Tích Lịch Sử Giàn Gừa gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Cổ miếu Ba Thắc – Khu Di Tích Lịch Sử Giàn Gừa nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Khu Giàn Gừa trước đây có diện tích rất lớn nhưng do sự tàn phá của bom đạn chiến tranh và sự tác động của môi trường nên hiện nay chỉ còn rộng khoảng 2.740 m². Trong khu có một cây gừa (Ficus microcarpa), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), có tuổi đời hơn 150 năm, phát triển rất nhiều chi, cành, đan xen với nhau tạo thành giàn lớn nên người dân trong vùng quen gọi “Giàn Gừa”. Hiện cây gừa này có diện tích tán hơn 2.700 m², chiều cao trung bình khoảng 12 m. Đến nay chưa ai biết rõ nguồn gốc của Giàn Gừa. Nhiều lão làng trên 70 tuổi khẳng định lúc họ còn nhỏ, giàn gừa đã che phủ cả một vùng rộng lớn.

Đến Cổ miếu Ba Thắc – Khu Di Tích Lịch Sử Giàn Gừa vào một ngày cuối tháng 3/2014. Con đường từ TP Sóc Trăng qua thị trấn Mỹ Xuyên chừng hơn 2 km nhìn thấy chiếc cổng thanh mảnh nhưng rất đẹp đề 4 chữ: “Ba Thắc cổ miếu”. Đi thêm vài trăm mét trên con đường bê tông chạy giữa đôi bờ cây trái trĩu quả, chúng tôi gặp cổ miếu. Dưới một gốc đề lớn, thân rộng mấy người ôm, ngôi cổ miếu nằm khiêm tốn, âm u mà linh thiêng.

Ông Ngô Văn Minh, (SN 1951), Phó ban Trị sự quản lý ngôi cổ miếu cho biết: “Theo ông bà tôi kể lại, hồi xưa ngôi miếu cất bằng cây gỗ tạp theo lối kiến trúc cổ của người Kh’mer. Lúc đó, thưa người, cây cối rập rạm, ngôi miếu nhỏ nằm ẩn mình sâu trong góc rừng. Đến năm 1927, ngôi miếu hư mục nên ông Thái Chấn An (Hội trưởng Tế tự) bắt tay cùng ông Chánh tổng Lê Văn Hoạnh đứng ra vận động, quyên góp tiền bạc từ các thân hào để sửa chữa, cất mới bằng xi măng cốt thép theo kiến trúc Triều Châu. Tổng diện tích xây dựng là 5.000m2. Thời đó, ông Hoạnh rất uy quyền nên việc quyên góp tiền bạc dễ dàng. Sau khi sửa chữa, trên tấm biển xi măng ở mái dựng chánh điện, thợ xây tạo hàng chữ Pháp: “Pagode de Bassac”, tức “Miếu thờ ông Bassac”.

Trải qua một thời chiến tranh ác liệt, Ba Thắc cổ miếu bị hư hao do bom đạn nên được trùng tu lần cuối vào năm 1995. Chánh điện hiện thờ một hòn đá có tượng hình đầu người, theo truyền thuyết đó là đầu hóa đá của Hoàng tử nước Lào tên là Ba Thắc.

Nhưng những chuyện kỳ lạ nằm ở xung quanh ngôi cổ miếu. Theo rất nhiều người cao tuổi trong ấp Chợ Cũ, trước đây trong các hốc cây đề có một cặp trăn ngựa lớn, đầu to bằng chiếc bát, dài đến trên 10m. Dân trong ấp vẫn coi là cặp Thần xà. Cặp trăn này sống trong các hốc rỗng của thân cây đề, rất thân thiện với người. Tuy nhiên cách đây khoảng 10 năm, cặp trăn tự nhiên biến mất, nhiều người nói cặp trăn đã tu thành chính quả.

Không phải chỉ gần đây khi có tin cổ miếu có kho báu, những người đào đất mới đào thấy hài cốt mà từ ngày xưa, thỉnh thoảng mưa gió cũng làm lộ ra nhiều hài cốt. Có thể nói cổ miếu này được xây dựng trên một mồ chôn tập thể rất nhiều người. Những hài cốt lộ ra chứng tỏ đã được chôn tại đây hàng trăm năm. Theo bà con địa phương, những xương cốt lộ ra có kích thước lớn hơn những hài cốt của dân địa phương, chứng tỏ, đây là hài cốt của những người từ nơi khác đến. Nhiều đời các cụ trông coi cổ miếu phải chôn cất các hài cốt xưa, thành những ngôi mộ vô danh xung quanh cổ miếu.

Hoàng tử Ba Thắc có thật hay truyền thuyết?

Những bô lão từ nhiều đời trước truyền miệng lại cho con cháu rằng, từ đầu thế kỷ 18, Công chúa nước Lèo (tức Lào) cãi lệnh vua cha yêu một tráng sĩ thường dân tên là Bak Sak. Vua cha tức giận ngầm sai người truy sát tráng sĩ. Công chúa nghe tin đã mật báo cho người yêu. Thế rồi hai người cùng một số gia nhân, tùy tùng lên thuyền chạy trốn. Họ xuôi theo dòng sông Mê Kông nhắm hướng hạ nguồn rong ruổi ngày đêm. Do người Lèo chỉ sử dụng loại thuyền đường sông, nên khi ra cửa biển Trấn Di (nay gọi là Trần Đề) họ bị sóng biển đánh đắm. Thế là Bak Sak, công chúa và nhóm gia nhân đành hạ trại định cư. Sau này, nơi đó được gọi là Sóc Lèo, có nghĩa là làng của người Lào (hiện nay, nơi đây có tên hành chính là ấp Sóc Lèo, xã Lịch Hội Thượng, Huyện Long Phú).

Bak Sak và Công chúa đi sâu vào đất Bãi Xàu (nay là Chợ Cũ, Mỹ Xuyên) khai phá rừng hoang xây dựng cơ ngơi. Ông Bak Sak là người có công mở cửa cảng giao thương Bãi Xàu rất sung túc tại đây vào thời điểm giữa thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đó là một trong những trung tâm thương mại của vùng Hậu Giang, nơi tập trung nhiều thương nhân người Hoa và thương buôn từ các nước kéo đến. Khi ông Bak Sak mất, hài cốt được hỏa táng theo lễ nghi và xây tháp thờ tại chùa vua Bak Sak, tức Chùa Bốn Mặt (cách miếu thờ Ba Thắc khoảng 500m). Để tưởng nhớ công khai phá vùng đất Bãi Xàu, đồng bào 3 dân tộc Kinh, Kh’mer và Hoa đã xây thêm 1 ngôi miếu thờ ông tức cổ miếu Ba Thắc. Bak Sak là cách gọi theo phiên âm tiếng Kh’mer, tiếng Pháp là Bassac. Còn Ba Thắc là cách gọi của người Hoa và người Kinh. Không nghe ai nhắc đến chuyện thờ bà công chúa Lào, vợ ông Bak Sak. Cũng không ai lý giải thỏa mãn nguyên do bàn thờ ông Bak Sak không tượng, không di ảnh mà chỉ có một viên đá hình đầu người.

Ngoài ra, cũng có những truyền thuyết khác như ông là người Lào đi du ngoạn đến vùng đất này thì bị bệnh và chết. Lại có suy luận cho rằng, ông là người Kh’mer hoặc người Hoa đến vùng này để giao thương mua bán và bệnh chết… Nhưng tất cả những truyền thuyết ấy đều không tìm được những căn cứ lịch sử để chứng minh.

Có thể, ngôi cổ miếu này của những người chủ cũ của đất này lập ra, khi họ di cư đi nơi khác, những người dân Việt đến sau thấy có nơi thờ tự nên tiếp tục khói hương cho đến nay. Những huyền tích sinh ra trong quá trình biến động dân cư rất khó minh định.

Cổ miếu là nơi chôn cất quân Xiêm trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn?

Để giải mã bãi xương người trên nền đất cổ miếu Ba Thắc, nhiều nhà nghiên cứu đã nêu giả thuyết cho rằng, nơi đây từng là chiến trường quyết tử giữa quân Xiêm với quân Tây Sơn.

Khoảng tháng Giêng năm Giáp Thìn (1784), vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương làm tiên phong, thống lĩnh 2 vạn thủy quân và 300 chiến thuyền, hợp cùng 1.000 quân của Nguyễn Phúc Ánh từ Kiên Giang kéo lên Gia Định. Đồng thời vua Xiêm phái thêm 2 tướng Lục Côn và Sa Uyển phối hợp cùng với Chiêu Thùy Biện (một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm) đem hai đạo binh trên 3 vạn người, hành tiến sang Chân Lạp rồi đánh thốc xuống Gia Định. Liên quân tiến vào sông Ba Thắc và dừng lại tại rạch Trà Tân. Trấn thủ Gia Định là Trương Văn Đa thấy sức giặc quá mạnh, ra lệnh cho các nơi vừa chặn đánh vừa rút lui từng bước để bảo toàn lực lượng. Quân Tây Sơn giữ đạo Kiên Giang ở Rạch Giá và đạo Châu Đốc ở biên cương rút về Cần Thơ. Quân Xiêm đuổi theo. Quân Tây Sơn theo bờ Hậu Giang lui dần xuống Ba Thắc. Quân Xiêm đuổi đến Ba Thắc bị quân Tây Sơn phục kích đánh cho một trận tơi bời phải thối lui. Tại Rạch Gầm – Xoài Mút trên sông Tiền Giang, một đạo quân Xiêm cũng bị quân Tây Sơn phục kích đánh tan tác. Có thể nói, mặt trận Rạch Gầm – Xoài Mút không chỉ diễn ra trên sông Tiền mà kéo dài sang sông Hậu, đến tận Bãi Xàu – địa điểm ngôi miếu cổ Ba Thắc.

Kết thúc trận chiến, 5 vạn quân Xiêm chỉ còn sống sót vài nghìn tìm đường về nước bằng nhiều đường khác nhau. Hàng vạn tử thi chồng chất lên nhau là điều không tránh khỏi. Nếu địa danh Ba Thắc đúng là nơi quân Tây Sơn phục kích quân Xiêm thì dưới nền sân miếu chính là nấm mồ tập thể chôn quân Xiêm tử trận.

Theo truyền thống nhân đạo, nhân dân Ba Thắc đã cất một ngôi miếu nhang khói chung cho những người chết trận. Để tượng trưng chung cho những người trận vong, dân địa phương dùng một cục đá hình đầu người đặt trong miếu thay cho di ảnh. Nếu giả thiết này đúng thì các nhà khoa học khảo cổ cần tổ chức khai quật, xác định để trả lại vị trí của cổ miếu Ba Thắc, làm sáng tỏ thêm một giai đoạn lịch sử vệ tổ quốc hào hùng của dân tộc.

Ngày nay, mỗi năm Ba Thắc cổ miếu tiến hành lễ cúng kị vào các ngày 21, 22 (chính) và 23 tháng 2 âm lịch, thu hút hàng nghìn người tham dự. Cứ đến ngày rằm tháng Bảy, Ban Trị sự miếu đều mời những người nghèo tại địa phương đến nhận gạo từ thiện. Đặc biệt, Tết Nguyên đán năm nào miếu cũng có khoảng 5.000 lượt khách tứ xứ cúng bái. Ngôi miếu cổ Ba Thắc trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa tín ngưỡng của địa phương.

Theo An ninh thủ đô


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Cổ miếu Ba Thắc – Khu Di Tích Lịch Sử Giàn Gừa rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Cổ miếu Ba Thắc – Khu Di Tích Lịch Sử Giàn Gừa



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Cổ #miếu #Thắc #Khu #Tích #Lịch #Sử #Giàn #Gừa

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng