Mục lục
Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá CHÙA VĨNH THỚI gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé
CHÙA VĨNH THỚI nằm ở đâu của nước ta?
Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!
Đầu thập niên những năm 1910, được ông Đặng Hữu Phi hiến cúng một khu đất rộng khoảng 2000 m2 nằm dọc theo một con kênh có tên gọi dân dã là “Kênh Trời Sanh”, ông Lâm Văn Chiêu dựng lên một ngôi chùa nhỏ lợp cây lá. Thời bấy giờ, con kênh này trải dài đến vùngsông Hậu Cần Thơ, hai bên là rừng tràm U Minh rậm rạp với những gốc cây to có tàng lá phủ kín mái chùa, vì thế, dân địa phương gọi ngôi chùa đơn sơ này là “Chùa Kênh Trời Sanh”. Vì là một ngôi chùa nhỏ bé, lại tọa lạc tại một vùng đất hoang sơ còn đang khai phá nên ông Chiêu và bà con địa phương không cung thỉnh Trụ trì, chỉ phân công nhau hương khói mỗi ngày. Đến năm 1928, nhà cầm quyền Pháp cho mở rộng con sông từ Vàm Chắc Băng đến Cà Mau, chùa Kênh Trời Sanh nắm trong diện giải tỏa nên phải dời vào phía trong. Nhiều năm sau, do đường giao thông đi lại có phần thuận tiện hơn nên Hòa thượng Nhật Hồng khi vân du hành đạo đến đây đã được cung thỉnh ở lại trụ trì. Trong thời gian hành đạo tại chùa “Kênh Trời Sanh” từ 1940 đến 1947 đã vận động Phật tử địa phương trong đó có Thủ bổn chùa là ông Lê Văn Việt và ông Đặng Hữu Tính trùng tu lại chùa và đặt tên hiệu lại là CHÙA VĨNH THỚI với mong ước qua hai câu đối Ngài viết tặng chùa :
Vĩnh cữu khai môn, cung nghinh bá tánh đồng huệ giác
Thới Lai thường vọng, giáo hữu thập phương chí chơn tu
Sau khi chủ trì trùng tu xong chùa Vĩnh Thới, Hòa thượng Nhật Hồng trở về Linh Sơn Cổ Tự là nơi Ngài đã xuất gia. Đến tháng 11.1947, Hòa thượng Nhật Minh (thế danh Lê Văn Minh) khi đi trị bệnh cho bà con trong vùng đã được Phật tử chùa Vĩnh Thới cung thỉnh về trụ trì. Sinh năm 1897 tại xã Ba Càng, Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình nông dân, Ngài là một tu sĩ có nhiều kinh nghiệm chữa trị bệnh bằng thuốc Nam. Xuất gia tại Chùa Phước Hưng (Phụng Hiệp, Cần Thơ), sau đó tu học tại chùa Linh Sơn (Châu Đốc), Ngài thọ giới Tỳ kheo.
Trong suốt gần 40 năm trụ trì của Hòa thượng Nhật Minh, chùa Vĩnh Thới ngoài việc là một nơi chữa trị bệnh cho dân nghèo đồng thời còn là một cơ sở bí mật của Cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều cán bộ cách mạng đã được che giấu và nuôi dưỡng trong chùa. Phật tử chùa Vĩnh Thới cũng đã hiến cho Quân khu 9 một Đại hồng chung nặng 70 kg đồng đỏ để đúc đạn và hàng chục bộ ván cho bộ đội địa phương làm cảng ở Vàm Chắc Băng. Năm 1964, sau khi đánh đồn Kinh 2 và chi khu Tân Long Thành công, quân Giải phóng cùng Phật tử chùa Vĩnh Thới liên hoan mừng thắng lợi. Sau khi bộ đội rút đi, máy bay Mỹ bỏ bom sát hại dân làng và đánh sập hoàn toàn chùa Vĩnh Thới và hàng chục ngôi nhà xung quanh. Sau đó, hai tu sĩ trong chùa là Thiện Trí (thế danh Lê Văn Tài) và Thiện Tài (thế danh Phan Văn Út) trực tiếp tham gia kháng chiến. Thầy Thiện Trí tham gia du kích trong vùng địch tạm chiếm và khi chuẩn bị tấn công đồn Vĩnh Thuận, bị phát hiện, thầy bị bắt và bị xử bắn vào năm 1965, được công nhận là Liệt sĩ. Thầy Thiện Tài tham gia Chủ lực quân Giải phóng thuộc Đại đội 112, hy sinh năm 1968, cũng được công nhận là Liệt sĩ.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 1975, Hòa thượng Nhật Minh cho xây dựng lại chùa Vĩnh Thới và viên tịch tại chùa vào năm 1981. Năm 1983, Đại đức Thiện Linh (thế danh Nguyễn Thoại Duy) về chùa Vĩnh Thới trông coi phòng thuốc Nam từ thiện và đến năm 1994, Thầy được chính thức bổ nhiệm là Trụ trì.
Sinh năm 1957 trong một gia đình cư dân lâu đời tại thị trấn Vĩnh Thuận, năm 1977, thầy công tác tại Phòng Y tế Huyện Vĩnh Thuận. Đến năm 1979, thầy lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự tại Quân Y VIỆN 221 tại tỉnh Kam pốt (Campuchia). Năm 1981, thầy về nước công tác tại Ban Kinh Tế Huyện ủy Vĩnh Thuận. Năm 1983, thầy xin nghỉ việc để trông coi Tổ thuốc Nam chùa Vĩnh Thới và xuất gia với Thượng tọa Giác Phước tại chùa Phật Quang. Năm 1990, thầy thọ Sadi và 2 năm sau, thọ Cụ Túc tại Giới đàn chùa Tam Bảo và được Tỉnh hội Kiên Giang bổ nhiệm Trụ trì chùa Vĩnh Thới. Hiện nay, ngoài công việc Phật sự chùa Vĩnh Thới, Đại đức Thiện Linh còn tham gia nhiều công tác xã hội khác như Chánh Đại diện Phật giáo huyện Vĩnh Thuận, Ủy viên MTTQ huyện, Ủy viên Hội Liên Hiệp Thanh Niên huyện, Ủy viên Hội Chữ Thập Đỏ huyện và Chi hội trưởng Chữ Thập Đỏ ấp Vĩnh Tây.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở CHÙA VĨNH THỚI rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.
Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá CHÙA VĨNH THỚI
#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #CHÙA #VĨNH #THỚI
Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!
Nguồn: Foox