Mục lục
Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Chùa Tây An – Tây An cổ tự gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé
Chùa Tây An – Tây An cổ tự nằm ở đâu của nước ta?
Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!
Chùa tọa lạc dưới chân Núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang. Tây An là ngôi chùa Phật thuộc dòng thiền Lâm Tế, là nơi trụ trì của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Sau khi khai sáng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở Long Kiến (nay là xã Long Giang, huyện Chợ Mới), thầy về tu tại đây cho đến ngày viên tịch. Hằng năm đến ngày 12-08 âm lịch là ngày giỗ Phật Thầy Tây An, dân chúng đến chùa hành hương và lễ bái đông đúc.
Sách Đại Nam thống nhất chí viết về chùa: “Ở địa phận thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên Tổng đốc Doãn Uẩn, vào năm Thiệu Trị 7 (1847) đã cho xây dựng ngôi chùa và đặt tên là Tây An. Chùa ở bên sườn núi, cảnh vật u tịch, cổ thụ sum suê cũng là một thắng cảnh thiền lâm vậy”.
Ngày nay, Chùa Tây An được biết đến như là một công trình kiến trúc đẹp, đồ sộ, nổi bậc trong quần thể di tích núi Sam. Cùng với miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An là một trong ba địa điểm được tham quan nhiều nhất khi du khách đến núi Sam. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Lịch sử
Chùa do một vị quan triều Nguyễn là Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng vào năm 1820. Khi được triều đình phái đi sứ Cao Miên, ông đã nguyện rằng nếu chuyến đi thành công, khi về ông sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Chùa được dựng bằng tre, ông thỉnh vị hoà thượng Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì.
Năm 1841, giặc Xiêm xâm lược nước ta, chùa bị hoả thiêu. Năm 1845, Doãn Uẩn tiến binh đánh đuổi giặc, được vua phong làm Tổng đốc An Hà. Tương truyền, sau một ngày kinh lý mỏi mệt, đêm không ngủ được, Tổng đốc đứng trên tháp canh của thành An Giang dõi mắt nhìn ra xa, thấy một vị Bồ tát cưỡi một vầng mây ngũ sắc từ chân núi bay lên. Từ đó, ông cho dựng lại chùa tại vị trí ấy. Chùa mới dựng bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói. Đến năm 1861, hoà thượng Thích Nhất Thừa cho trùng tu lại chánh điện và hậu tổ. Đến năm 1958, hoà thượng Thích Bửu Thọ (1893 – 1972) đứng ra vận động xây dựng mới ba ngôi cổ lầu, mặt chính và ngôi chánh điện, nên chùa có diện mạo như ngày hôm nay.
Kiến trúc
Chùa Tây An nằm trên lưng chừng núi Sam, với lối kiến trúc độc đáo, mang phong cách Ấn Hồi, kết hợp với nghệ thuật xây dựng chùa cổ của người Việt. Chùa có ba tòa nhà, nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hoà, đẹp mắt. Du khách lên chùa phải qua 32 bậc tam cấp giữa vườn cây xanh mát. Trước chùa có 3 vọng cửa: cửa giữa kiểu Tam quan, 2 cửa bên là Đông môn và Tây hộ. Cửa Tam quan có bảng đề tên Chùa Bằng chữ Hán: 西安寺 – Tây An Tự, đôi câu đối trên hai cột chính của cửa có nội dung như sau:
安寺古今同讚仰
法門出入普弘通
Phiên âm:
An tự cổ kim đồng tán ngưỡng
Pháp môn xuất nhập phổ hoằng thông
Dịch nghĩa:
Nơi an tự xưa nay cùng tín ngưỡng giúp đời
Chốn pháp môn luôn rộng mở đón người qua lại
Trước cửa Tam quan, có tượng mẹ bồng con miêu tả tích xưa Quan Âm Thị Kính. Pho tượng diễn tả tư thế của người phụ nữ đang bồng con, nét mặt của pho tượng cho thấy đây là một phụ nữ hiền thục, đượm vẻ buồn bã, ẵm đứa bé kháu khỉnh. Đường nét chạm khắc của pho tượng mềm mại, sinh động. Theo những nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật thì loại tượng này xuất hiện ở Việt Nam tương đối muộn, niên đại vào khoảng thế kỷ XVIII hay XIX về sau. Hình thức pho tượng có thể xem là việc đổi mới của tượng Quan thế Âm Tọa Sơn, tuy nhiên, khi thờ phụng thì hai tượng được bố trí đăng đối nhau. Giữa sân chùa có một cột phướn cao 16 m. Ngay bậc thềm lên chánh điện có tượng hai con voi đen và trắng được gọi là hắc tượng và bạch tượng. Bạch tượng có 6 ngà, hắc tượng có 2 ngà.
Chánh điện
– Kiến trúc: là tòa nhà chính giữa, cao 18 m, lợp ngói đại ống, cột bằng gỗ căm xe, nền lát gạch bông. Ngay mặt tiền, giữa chánh điện có một tháp cao, mái hình tròn, đỉnh nhọn mang đậm phong cách kiến trúc Ấn Hồi. Trong tháp tôn trí tượng Phật Thích Ca, hai bên là lầu chuông và lầu trống hình tứ giác, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, quy, phụng) rất mỹ thuật. Đại hồng chung ở lầu chuông được tạo vào năm Tự Đức thứ 32 (1879).
– Điện thờ:
Trong chánh điện có hàng trăm bức tượng Phật, đa số được tạc bằng gỗ quý. Mỗi tượng là một tác phẩm nghệ thuật cao có ý nghĩa thực tế trong cuộc sống và triết lý Phật giáo. Các câu đối trong chùa được sơn son thiếp vàng và chạm khắc rất công phu, lộng lẫy.
Từ ngoài cửa đi vào, các pho tượng được bài trí theo từng lớp. Chùa thờ đức Phật A Di Đà cho nên lớp trong cùng cao nhất là tượng đức A Di Đà; sau đó lần lượt là các tượng Phật khác. Ngay nơi cửa ra vào, bên trái có bàn thờ cô Hiên mà người dân trong vùng thường gọi là “Phật Cô Hai”; bên phải là bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ; ở chính giữa thờ Thất Thánh có chúa Tiên mặc áo xanh, chúa Ngọc mặc áo nâu đứng hầu.
Như thế, về phương diện tín ngưỡng, chùa Tây An là sự hỗn dung phối tự với nhiều tượng thờ của các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Có thể thấy ngay sự hiện diện của một tín ngưỡng trong dân gian: đó là tín ngưỡng thờ Mẫu. Việc thờ Mẫu gắn liền với thờ Phật là trường hợp bình thường trong nhiều chùa chiền, phù hợp với nhu cầu tín ngưỡng bình dân. Tuy nhiên, ở chùa Tây An, tất cả tượng liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu, như bà Chúa Tiên, bà Chúa Ngọc, được thờ trong cùng một gian với các tượng Phật. Kiểu dáng bày trí này cho thấy rõ mô thức “tiền Mẫu, hậu Phật” (phía trước thờ Mẫu, phía sau thờ Phật), khác với nhiều ngôi chùa miền Bắc (tiền Phật, hậu Mẫu).
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: sự bày trí tượng thờ trong chánh điện chùa Tây An đã chứng tỏ sự hội nhập giữa tín ngưỡng thờ Mẫu đan xen giữa Đạo giáo và Phật giáo. Mặt khác, trong chánh điện còn có nhiều loại tượng. Từ tượng Thập Bát La Hán cho đến các loại tượng Tiên, tượng Thánh của Đạo giáo với đủ các chất liệu, kích cỡ khác nhau: lớn có, nhỏ có, bằng gỗ có, bằng đá có, bằng xi măng có, bằng đồng cũng có. Tính chung toàn bộ điện thờ có trên 200 pho tượng. Những nhà nghiên cứu nghệ thuật thường ca ngợi nghệ thuật tạo hình của những pho tượng gỗ của thế kỷ thứ XIX, mà không một ngôi chùa nào tại An Giang có đầy đủ những thể loại đa dạng và sinh động như thế.
Phần sau của chánh điện là nơi thờ các vị sư trụ trì đã viên tịch. Trong đó có tượng hoà thượng Thích Bửu Thọ – người có công lớn trong việc trùng tu chùa và là vị sư trụ trì lâu năm nhất – được tạc sinh động như người thật, tay cầm gậy ngồi trên bàn viết. Theo tài liệu truyền lại, các vị sư trụ trì chùa Tây An theo thứ tự là: Hải Tịnh (Nguyễn Văn Giác), Hoàng Ân (Nguyễn Nhất Thừa), Huệ Quang (Nguyễn Trạng Nghiêm), Thuần Hậu (Huỳnh Văn Đắc), Thiện Pháp (Ngô Văn Hòa), Bửu Thọ (Nguyễn Thế Mật), Huệ Châu (Hồ Thạch Hùng), Định Long (Phạm Văn Trực), Huệ Kỉnh (Trần Văn Cung).
Các công trình khác
Bên phải chánh điện là CHÙA ĐỊA TẠNG, thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát. Sau chùa Địa Tạng là khu bảo tháp gồm 5 ngôi, nơi an táng các vị trụ trì đã viên tịch. Bên trái là dãy nhà sinh hoạt rộng rãi, khang trang, phía trước đặt tượng Quan Âm. Phía sau chùa, chếch lên triền núi có ngôi mộ Phật thầy Tây An được xây dựng khang trang, có hàng rào bao bọc và miếu thờ riêng. Mộ này không đắp nấm, không lớn, bằng mặt đất, trồng hoa cúc và hoa mười giờ. Mộ được trùng tu vào năm 1936. Năm 1957, hoà thượng Thích Bửu Thọ xây dựng long đình trên đầu ngôi mộ để thờ Phật. Năm 1985, Ban Quản Trị chùa Tây An đã xây thêm cổng tam quan trước ngôi mộ Phật thầy. Bia mộ ghi rõ năm sinh, năm mất, pháp danh, pháp hiệu, thuộc dòng Lâm Tế đời 38.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Chùa Tây An – Tây An cổ tự rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.
Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Chùa Tây An – Tây An cổ tự
#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Chùa #Tây #Tây #cổ #tự
Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!
Nguồn: Foox