Chùa Tam Bửu [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Chùa Tam Bửu gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Chùa Tam Bửu nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Chùa Tam Bửu nằm đối diện với chùa Phi Lai, tại thôn An Định, thị trấn Ba Chúc, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang, là tổ đình của đạo Hiếu Nghĩa. Đây là nơi đầu tiên diễn ra vụ thảm sát tập thể tại Ba Chúc do bọn Khmer Đỏ gây ra năm 1978. Chùa Tam Bửu cùng với chùa Phi Lai và Nhà Mồ Ba Chúc đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 10-07-1980.

Lịch sử

Chùa Tam Bửu nằm về phía Đông vách núi Tượng, cách chân núi hơn mười thước. Ban đầu, chùa được cất bằng cây lá đơn sơ và đã trải qua nhiều lần bị chiến tranh tàn phá. Theo tư liệu của tủ sách sưu khảo Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương do Hà Tân Dân biên soạn và một số vị cao đồ địa phương, thì đến năm 1885 chùa được tái thiết. Đến tháng 02-1888, khi chính quyền Pháp cho thôn An Định sáp nhập xã Ba Chúc (tỉnh Châu Đốc thời bấy giờ), chùa Tam Bửu mới được trùng tu khang trang. Tháng 04-1978, chùa lại bị tàn phá trong vụ thảm sát dã man tại Ba Chúc.Chùa Tam Bửu do sư tổ Ngô Tư Lợi lập ra năm 1882. Tương truyền, ông đã dẫn hơn 400 hộ gia đình khắp Nam kỳ lục tỉnh lên núi Tượng khai hoang, lập ấp tạo thành thôn An Định. Cuối tháng Giêng năm Bính Tý 1876, ông khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa lấy bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy làm tổ, giữ tứ ân, trọng hiếu nghĩa. Tín đồ khá đông mà toàn thể đều được dạy tôn thờ Phật đạo, dạy cư sĩ tại gia. Ông là người ghét Tây, mến những bậc trung lương ái quốc, nên trong bốn ân đó có ân Tổ quốc. Ông liên lạc với Quản Cơ Trần Văn Thành tham gia chống Pháp. Ông bất ngờ viên tịch vào năm Canh Dần 1890, trong lúc không đau ốm gì. Tương truyền xác ông được một mãnh hổ cõng vào giấu trong một hang núi và khô lại mà không hôi thối.

Kiến trúc

Trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay chùa Tam Bửu vẫn còn giữ được những nét kiến trúc cổ xưa với những mái ngói cũ có nóc chóp cao. Chùa tọa lạc trong khuôn viên rộng trên 3 ha. Ngoài ngôi chính điện còn có nhiều gian phụ như nhà khách, nhà tiếp tân, nhà bếp và nhà nghỉ có sức chứa hàng trăm người. Chùa hiện có khoảng 30 bàn thờ từ chính điện ra đến tận cột phướng. Trong chính điện thờ Quan Thánh Đế Quân, Hội đồng Thượng Phật, Cửu huyền bá tánh, Thập vương, Hộ pháp, Chánh tăng, Phật vương, Phật thầy, Phật trùm… Tiền sảnh tạc 4 con rồng vào 4 trụ, gần cột phướng thờ Thiên, Địa thần, Thổ trạch.

Trong chùa có một ngôi Long Đình cổ, được làm bằng gỗ cam đàn. Tương truyền, sau khi dựng xong chùa Tam Bửu, Ngô Lợi cho người lên núi Dài đốn cây cam đàn – một loại danh mộc – đem về đóng một ngôi thờ, gọi là Long Đình. Chính ông vẽ kiểu và cho kích thước, (chiều cao khoảng 3 m, bề ngang mỗi cạnh khoảng 2 m và 1,5 m). Ông rất coi trọng ngôi thờ này, tượng trưng cho một bề trên nào đó đang vắng mặt, mà tín đồ gọi là Đức Phật Vương. Ngày 21 tháng 4 năm Ất Dậu 1885, quân Pháp cùng cộng sự Trần Bá Lộc đánh chiếm núi Tượng lấy đi nhiều tài sản quý của chùa, trong đó có ngôi Long Đình, đem về Viện Bảo tàng Sài Gòn. Ban quản tự Tổ đình nhờ người đóng một ngôi Long Đình khác thay vào. Đến ngày 11-0 5-197, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà trao trả lại ngôi Long Đình cổ cho chùa. Ngôi Long Đình mới được dùng để thờ Đức Bổn Sư, tức Ngô Lợi, gọi là Khánh Tổ.

Thảm sát

Vụ thảm sát tại chùa Tam Bửu diễn ra vào ngày 17-04-1978, loạt pháo đầu tiên của bọn diệt chủng bắn trúng hậu liêu chùa Tam Bửu, một mảng tường sụp đổ. Những người trú nạn ở đây vừa bị thương, vừa bị tường đè kêu la thảm thiết, máu loang đầy nền chùa, 40 người chết, 20 người bị thương nằm chồng chất lên nhau. Sáng hôm sau, bọn chúng tràn vào chùa bắt hơn 800 người đang ẩn nấp nơi đây, cướp hết đồ đạc rồi chia theo nam nữ, đưa đi thảm sát tập thể. Nam bị đưa về cánh đồng Cầu Sắt Vĩnh Thông và giồng Ông Tướng. Nữ bị đưa về khu vực kinh Năm Xã. Trong chùa còn lại 4 người già yếu, bệnh tật đi không được, chúng lôi vào nhà khách bắn chết, sau đó đốt chùa. Trong số 800 người bị đưa đi có 2 người may mắn sống sót trở về là ông Nguyễn Văn Kỉnh và bà Nguyễn Ngọc Sương.

Lễ hội

Hằng năm, ngoài các lễ thường có của đạo Phật, chùa Tam Bửu còn có nhiều lễ khác như:

– Đức Bổn Sư viên tịch (13-10 âm lịch)

– Rằm tháng bảy (Trai đàn)

– Cúng hội Chánh đán

– Đoan ngũ

– Giỗ tập thể…


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Chùa Tam Bửu rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Chùa Tam Bửu



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Chùa #Tam #Bửu

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng