Chùa Phật Lớn (Tịnh Biên) [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Chùa Phật Lớn (Tịnh Biên) gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Chùa Phật Lớn (Tịnh Biên) nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Chùa Phật Lớn – Tịnh Biên trên Núi Cấm, thuộc xã An Hảo, Huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang. Gọi là chùa Phật Lớn vì trong chùa có tượng Phật lớn, cao 1,8 m. Cùng với chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn là một trong hai ngôi cổ tự nổi tiếng nhất trên núi Cấm.

Lịch sử

Chùa do thầy Bảy Do khai sơn năm 1912 để làm trụ sở hoạt động của hội kín Thiên Địa. Thầy Bảy Do tên thật là Cao Văn Long, quê ở Bến Tre. Ông là một trong những người lãnh đạo cuộc nổi dậy đánh chiếm Khám Lớn Sài Gòn năm 1916. Ông bị Pháp bắt ngày 17-03-1917.

Trong bài viết “Đức Trung Tôn trên núi Cấm (Châu Đốc) hết cái nạn dầm mưa dang nắng” trên báo Từ Bi Âm (số 92, ngày 15-10-1935), có viết về chùa Phật Lớn như sau: “Nguyên thuở trước, ước chừng ba bốn chục năm nay, có một ông thầy tu theo đạo trên, tên là Bảy Do, lên choán chỗ đó mà cất một cảnh Chùa Bằng ngói rất nguy nga. Trong chùa ấy, ông lại mướn thợ lên cốt một vị Phật bằng ciment rất to, tục kêu “Đức Trung Tôn”, bề cao được một thước tám tây, ngồi kiết già trên cái bàn cũng bằng ciment và cao trên hai thước. Chùa vừa cất xong thì ông Bảy Do lại bị ở tù, kế từ trần trong ngục thất…”.
Sau khi thầy Bảy Do bị bắt, chùa Phật Lớn trở nên hoang tàn. Người dân trong vùng dựng nên một trại lá để tạm che mưa nắng cho tượng Phật. Năm 1914, ông Trần Văn Lầu (cựu Hương quản làng An Khánh, tổng Hoà Quới, quận An Hoá, tỉnh Mỹ Tho) đến núi Cấm thấy cảnh chùa hoang phế bèn lên chùa Linh Sơn (Sài Gòn) nhờ Cò mi Chấn (Phó nhì Hội trưởng Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học) đứng ra xin phép tái thiết chùa Phật Lớn, nhưng vẫn không được cấp phép. Cuối cùng, Cò mi Chấn bảo ông Lầu cất liều một cái am lợp lá.

Sau có người báo lên quan chủ tỉnh. Sở Mật thám liền vào núi Cấm xem xét và rồi chủ tỉnh Châu Đốc đòi ông Lầu đến tra vấn. Chủ tỉnh Châu Đốc gởi công văn buộc Cò mi Chấn phải dỡ bỏ cái am mới cất ngay lập tức. Nhưng Cò mi Chấn trả lời qua thư rằng: Theo tục lệ An Nam, không để Phật ngồi giữa trời dầm mưa, dang nắng như thế… Chủ tỉnh Châu Đốc lại gởi thư buộc Cò mi Chấn phải dẹp am ngay. Lần này Cò mi Chấn lại đáp rằng am đã lỡ cất rồi, ông là người đạo Phật sợ phạm tội nên không dám dỡ. Nhờ vậy mà cái am được tồn tại. Sau này, người ta trùng tu lại cho khang trang hơn.

Kiến trúc

Chùa Phật Lớn không quy mô, đồ sộ như chùa Vạn Linh. Không gian chùa khá chật khi thờ một tượng Phật quá lớn. Trong chùa có hai bài thơ, một bài bằng chữ Hán và một bài bằng quốc ngữ.

Bài thơ chữ Hán:

Cấm sơn triêu tịch, Trắc Quang thôn.Hà xứ tiên tiên ngã mộng hồn,

Mô hồ cựu tích thiên niên khứ,

Cô lộ di dung nhứt Phật tồn.

Tằng thác lương nhơn thành tiểu cái,

Nguyên tương vi thiện chưởng lai côn.

Chứng minh tự hữu không vương tại,

Đa thiểu nhân nhơn vị hứa lôn.

Bài thơ Quốc ngữ:

Núi Cấm trèo chơi hãn biết rồi,

Có gì là cảnh gọi rằng vui

Xa xa hóc trảng nghe người nói,

Trùi trụi đầu non thấy Phật ngồi.

Nóng ruột vì cưu ơn tế độ,

Ra tay thề giúp lực tài bồi.

Am mây vững đặt ngôi Tam bảo,

Cúi nguyện mười phương chứng dạ tôi.

Trần Nguyên Chấn

Đến khu vực chùa Phật Lớn, du khách sẽ ngạc nhiên khi bắt gặp một khu phố chừng khoảng chục căn nhà, mỗi bên áp mái vào nhau trên một con đường vừa đủ hai người đi. Nhà nào cũng có gác. Bên dưới dùng để bán buôn, gác dùng để ở, có nhà dùng vài ba phòng cho khách trọ.

Tháng 10-2003, Ban Quản trị chùa Phật Lớn lại thiết kế mỹ thuật và thi công tượng Phật Di Lặc cao nhất Đông Nam Á với 33,6 m sừng sững giữa một vùng cây cối xanh um, rộng trên 2 ha, mặt hướng về chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh. Tượng tạc gương mặt đức Phật một cách sống động, với nụ cười bao dung và thánh thiện. Đây là một công trình nghệ thuật, một kiến trúc tôn giáo đồ sộ nhất từ trước tới nay trên vùng Bảy Núi. Xung quanh tượng Phật là núi đá, cổ thụ, cây cảnh, hoa thơm cỏ lạ với nhiều lối mòn, hồ nước, ao sen và những dòng suối tự nhiên. Với độ cao 33,6 m, khách tham quan đứng ở bất cứ nơi nào trên các vồ núi cũng đều có thể nhìn thấy tượng Phật màu trắng sáng, ngồi uy nghi giữa một không gian xanh ngát.

Ngày 01-05-2008, Ban Quản tự chùa Phật Lớn đã tổ chức Đại lễ đổ đồng kim thân Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, gồm: Tượng Phật cao 2,2 m và toà sen 0,9 m, bằng đồng phế liệu 100%. Tượng nặng 2,5 tấn, do nhóm nghệ nhân Thành phố Huế đảm trách thi công. Nhân sự kiện này các Phật tử, khách hành hương cúng dường bằng vàng để hoà vào đồng và đổ kim thân, đưa giá trị công trình lên đến hàng tỷ đồng. Pho tượng được làm lễ an vị ngày 11 và 12-11-2008 (nhằm ngày 14 và rằm tháng 10 âm lịch), với sự tham dự của đông đảo tăng, ni, Phật tử, khách hành hương và du khách đến từ khắp các vùng, miền trong cả nước.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Chùa Phật Lớn (Tịnh Biên) rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Chùa Phật Lớn (Tịnh Biên)



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Chua #Phật #Lớn #Tịnh #Biên

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng