Mục lục
Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Chùa Núi Thị Vãi – Chùa Linh Sơn Bửu Thiền gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé
Chùa Núi Thị Vãi – Chùa Linh Sơn Bửu Thiền nằm ở đâu của nước ta?
Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!
Tên thường gọi: Chùa Núi Thị Vãi
Chùa tọa lạc trên núi Thị Vãi, thuộc xã Phú Mỹ, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo Quốc lộ 51 đi Vũng Tàu, qua khỏi Chùa Đại Tòng Lâm 100m, rẽ trái đi vào 2km là tới chân núi Thị Vãi. ĐT: 064.876950. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, bà Lê Thị Nữ là người đầu tiên tu trên đỉnh núi, nên núi có tên là Thị Vãi. Ni sư Diệu Thiện (Lê Thị Nữ) đã cứu Nguyễn vương thoát nạn, sau lên ngôi là vua Gia Long. Vua đã sắc phong cho Ni sư Diệu Thiện là Linh Sơn Thánh mẫu, sắc tứ Linh Sơn Bửu Thiền tự.
Trải qua một thời gian, chùa được truyền đến Hòa thượng Thích Từ Thuận. Ngài đắc đạo và nổi tiếng cứu dân độ thế trong vùng này. Sau đó, Hòa thượng Thích Trí Đức kế nghiệp trụ trì.
Chùa bị hư hại nặng năm 1945, đến năm 1966 thì chùa bị phá hủy hoàn toàn.
Năm 1993, Thượng tọa Thích Trí Thâm trùng tu chùa, nhưng mới mở đường lên núi và bắt đầu xây chùa thì viên tịch.
Năm 1999, Hòa thượng Thích Trí Quảng đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Các công trình do Hòa thượng Viện chủ thực hiện gồm có: Cổng chùa, Chùa Liên Trì, Chùa Hồng Phước và Quang Minh điện, chùa Tổ hay Linh Sơn Bửu Thiền tự gồm chánh điện, điện Tỳ Lô Giá Na, vườn Cực lạc, tượng Phật Niết bàn, điện Quan Âm v.v…
Cổng chùa ở chân núi được xây bằng đá, trên có hai mái lợp ngói. Mặt trước, một bên có biển ghi tên chùa: Linh Sơn Bửu Thiền Tự, Linh Sơn Hồng Phúc Tự, Linh Sơn Liên Trì Tự. Một bên khắc văn bia chùa Bửu Thiền của Sơn tăng Nhật Nghiêm (2001). Bài văn có đoạn:
“… Nhờ Phật tử bốn phương, nên công việc đại trùng tu kết quả. Đường lên non khai phá, Quang Minh điện khởi công. Tăng tục quyết một lòng, xây Liên Trì Hải Hội. Những người hết tội, được vào lâu các Tỳ Lô Giá Na. Muốn độ chúng Ta bà, xin hướng về Linh Sơn Phật hiện. Xây dựng Đại hùng bửu điện, làm nơi đàn tín quy y. Lấy cát ở Liên Trì, tạo nên trai đường, Tăng xá. Muốn thành đạo cả, phải vượt Sanh Tử trường kiều. Phật pháp cao siêu, thường gặp trên Niết bàn sơn đảnh. Tổ sư ngộ tánh từ miệng cọp, hang rồng. Tứ đại giai không, được lên bờ giải thoát…”.
Chùa Liên Trì nằm ở chân núi Thị Vãi, là nơi nghỉ ngơi của khách hành hương trước khi vượt 1.340 bậc cấp đến Chùa Linh Sơn Bửu Thiền.
Chùa Hồng Phúc hay Chùa Giữa, chùa Trung được xây dựng để nhớ công đức của Hòa thượng Thích Trí Đức. Cạnh chùa là điện Quang Minh thờ Bồ tát Di Lặc ngồi trên tòa sen đặt trên lưng con rồng.
Qua chùa Trung, khách hành hương tiếp tục lên núi. Leo những bậc cấp cuối cùng với độ cao khoảng 750m (tính từ mặt nước biển), khách hành hương đến chùa Tổ (chùa Thượng hay chùa Linh Sơn Bửu Thiền). Ở đây có những pho tượng Kim Cương lộ thiên, tượng Bồ tát Quan Âm đứng uy nghi giữa trời, dưới chân có một con rồng đang uốn lượn.
Ngôi chánh điện chùa Linh Sơn Bửu Thiền quay mặt hướng Nam. Trước chánh điện là pho tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa thờ đức Phật Thích Ca, phía trước đặt tòa Cửu Long và tượng Đản sanh, hai bên có tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Trước tượng đản sanh là tượng Di Lặc. Bàn thờ hai bên thờ tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng. Bàn thờ hai bên phía trong cửa chính thờ tượng Tiêu Diện, tượng Hộ Pháp và tượng Quan Thánh. Phía sau điện Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt Ma.
Điện Tỳ Lô Giá Na được xây dựng trên nền chùa Bửu Thiền cũ. Điện thờ Pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật và hai vị Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền.
Trước điện Tỳ Lô Giá Na là hồ sen, bên dưới có một mỏ cát lớn. Nhờ cát ở hồ này mà nhà chùa thực hiện những công trình xây dựng trên núi nhanh chóng, thuận lợi.
Trước ao sen là Sanh Tử trường kiều. Khách hành hương đi trên cầu này, ngắm nhìn hoa sen bên dưới, hình dung đang đứng trên hoa sen vượt sanh tử đến bờ giác ngộ.
Phía sau điện Tỳ Lô Giá Na là vườn Cực Lạc. Chùa tôn trí tượng bán thân đức Phật A Di Đà, đầu tựa vào một phiến đá lớn.
Sau ngôi chánh điện, có khu nhà Tăng, nhà trai, nhà bếp …
Bên cạnh nhà trai, có đường lên điện Quan Âm và đường lên Niết Bàn Sơn Đảnh. Ở nơi cao nhất núi Thị Vãi, các tảng đá được thiên nhiên sắp xếp trông giống như pho tượng Phật nhập niết bàn.
Ngoài ra, trên núi cũng còn những cảnh trí thiên nhiên nổi tiếng như hang động nơi Tổ đã an tọa tu hành, giếng nước ông Hổ, giếng Tiên, Phật môn, Hang gió và nhiều hang động nơi người xưa đã ẩn tu.
Ngày 10 – 4 – 2003, Sư cô Thích Nữ Tâm Hạnh, ni chúng Chùa Hương Sơn cùng các chú sa di Chùa Niết Bàn, tất cả 37 vị đã đến chân núi Thị Vãi, trước sân chùa Liên Trì. Y hậu trang nghiêm, các cô đồng quỳ xuống nguyện hương và thực hành Tam bộ nhất bái từ chùa Liên Trì đến chùa Linh Sơn Bửu Thiền.
Ngày nay, chùa thường xuyên đón tiếp nhiều du khách, Phật tử, sinh viên – học sinh đến chiêm bái, tham quan, sinh hoạt.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Chùa Núi Thị Vãi – Chùa Linh Sơn Bửu Thiền rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.
Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Chùa Núi Thị Vãi – Chùa Linh Sơn Bửu Thiền
#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Chùa #Núi #Thị #Vãi #Chùa #Linh #Sơn #Bửu #Thiền
Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!
Nguồn: Foox