Chùa Long Đọi Sơn – Chùa Phi Lai (Duy Tiên) [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Chùa Long Đọi Sơn – Chùa Phi Lai (Duy Tiên) gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Chùa Long Đọi Sơn – Chùa Phi Lai (Duy Tiên) nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Chùa Long Đọi Sơn hay còn gọi là Chùa Phi Lai – Duy Tiên tọa lạc trên ngọn núi Đọi Sơn, thuộc xã Đọi Sơn, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Thành phố Phủ Lý khoảng 8km về phía Bắc. Chùa Long Đọi Sơn là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nam. Toàn bộ kiến trúc của chùa mang đậm nét kiến trúc truyền thống dân tộc. Đứng trong khuôn viên chùa bạn có thể quan sát toàn bộ làng mạc, thôn xóm, khung cảnh một vùng rộng lớn của xã Đọi Sơn. Lễ hội chùa Long Đọi Sơn diễn ra vào ngày 21 tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút đông đảo phật tử khắp nơi về lễ Phật và vãn cảnh chùa.

Lịch sử chùa Long Đọi Sơn

Dưới thời Lý, Long Đọi là một vùng linh sơn, được triều đình chọn làm nơi dựng hành cung và đặt một kho tài vật lớn ở đây. Trên núi có một ngôi chùa cổ. Năm 1118, vua Lý Nhân Tông ra lệnh cho xây dựng bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh cao 13 tầng và mở mang chùa to đẹp hơn.

– Khoảng 4 năm sau, chùa và tháp hoàn thành, vua cho mở hội ăn mừng, đích thân đến lễ và giao Hình bộ thượng thư Nguyễn Công Bật soạn văn bia: “Tháp này xây dựng từ niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118) đến mùa thu niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 3 (1121) thì hoàn thành…”.

Chùa Long Đọi Sơn và tháp Sùng Thiện Diên Linh đứng vững được trên 300 năm. Đến thời thuộc Minh (1407 – 1427), chùa và tháp bị phá, bia bị đánh đổ. Năm Quang Thuận thứ 8 (1467), vua Lê Thánh Tông đã phong cho núi Đọi là Nam thiên đệ tam động, và đề thơ ở mặt sau của tấm bia tháp Sùng Thiện Diên Linh. Cuối thế kỷ 16 (1591), dưới triều Mạc, chùa được nhân dân trong vùng xây dựng lại, làm cho “một nơi thắng cảnh trong chốn tùng lâm lại được mới mẻ”.

Vào thời Nguyễn, đặc biệt dưới đời sư tổ Thích Chiếu Thường (1840), chùa Long Đọi Sơn được mở rộng đến 125 gian, đúc tượng Di Lặc, nặng 1000kg bằng đồng, in ấn và lưu hành nhiều bộ kinh Phật. Lúc này, chùa là một trong số ít những địa điểm trên cả nước, trở thành trường Phật giáo.

Năm 1947, trong cuộc kháng chiến chống thực dân, chùa lại bị phá hủy. Sau khi Hòa Bình, vào năm 1957, tăng ni Phật tử và nhân dân trong vùng đã sửa chữa, tôn tạo, từng bước khôi phục lại không gian chùa. Năm 1992, chùa Long Đọi Sơn đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Kiến trúc chùa Long Đọi Sơn

Hiện nay, chính điện chùa quay về hướng Nam. Ngoài cùng là tòa Tam Quan (5 gian) với kiểu kiến trúc chồng diêm 8 mái. Tiếp theo là bàn cờ người, với diện tích rộng khoảng 50m2, được dùng làm nơi đấu cờ khi mở hội. Phía trên là cổng tam quan, với hai bên là lối lên sân chùa, ở giữa là nhà bia.

Bước qua 24 bậc đá là tới sân chùa, nơi đặt tượng Quan Âm. Dọc theo hành lang ở hai bên sân là hai dãy nhà đồng tội, có đắp cảnh Thập điện Diêm Vương, với thế giới của 10 cửa ngục như lời nhắc nhở người trần. Lên tiếp mấy bậc đá nữa là đến cụm kiến trúc chính của chùa Long Đọi Sơn.

Đầu tiên là tòa Tam Bảo, với 7 gian bái đường và 3 gian Thượng điện, thờ Đức Phật Di Lặc ở chính giữa, chư vị Phật, đức Hộ Pháp. Hệ thống vì kèo được làm theo kiểu chồng đấu giá chiêng, hệ cột kê chân tảng đá, dạng cổ bồng. Phía sau là hai dãy hành lang song song, đặt tượng Thập bát La Hán.

Hậu điện chùa Long Đọi Sơn nối thông với hành lang, là nơi thờ Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Tống Tử, Đức Át Nan, Đức Địa Tạng, và những nhân vật triều Lý có công với đất nước cũng như có công xây dựng ngôi chùa, như Thái úy Lý Thường Kiệt, vua Lý Nhân Tông, vương phi Ỷ Lan…

Bên trái chùa là 5 gian nhà Tổ đồng thời là khu giảng đường, cùng nhà khách, nhà bếp, tăng phòng… hợp thành cụm kiến trúc có bình đồ hình chữ U. Phía Tây là khu vườn tháp, hiện còn giữ được một số tháp thời Nguyễn. Bên phải chùa là điện Mẫu. Sau chùa là hố khai quật khảo cổ.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Chùa Long Đọi Sơn – Chùa Phi Lai (Duy Tiên) rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Chùa Long Đọi Sơn – Chùa Phi Lai (Duy Tiên)



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Chùa #Long #Đọi #Sơn #Chùa #Phi #Lai #Duy #Tiên

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng