Chùa Kính Phúc [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Chùa Kính Phúc gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Chùa Kính Phúc nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Chùa Kính Phúc toạ lạc cạnh Đình Hương Canh, thuộc thị trấn Hương Canh, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Lịch sử

Theo nội dung khắc trên cây hương 4 mặt bằng đá, chùa Kính Phúc được xây dựng vào niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 2 (năm 1706), đời vua Lê Dụ Tông, huý Duy Dường. Chùa do ông Ngô Quang Toàn (trụ trì tại chùa Kính Phúc khi còn làm bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá) tên chữ là Phúc Thái (pháp danh Huyền Ninh), cùng vợ là bà Nguyễn Thị Tích ở xã Thượng Cát, Huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, hưng công.

Đặc điểm

Chùa Kính Phúc quay ra hướng Tây Nam, khuôn viên chùa có diện tích 1.352m2, chùa có kiến trúc kiểu chữ công (I). Trước chùa là Tự môn sở (nơi làm việc trước cổng chùa), được xây ghép thêm vào thời Khải Định, Tự môn sở là địa điểm diễn ra hội họp của các chức sắc bàn công việc liên quan tới 3 làng Hương, Ngọc, Tiên.

Chùa Kính Phúc có tiên đường gồm 5 gian, 2 dĩ được nối với toà thượng điện song song bằng 3 gian ống muống. Hệ thống chịu lực gồm 52 cây cột gỗ, 14 bộ vì kèo, vừa theo kiểu chồng rương, vừa theo kiểu chồng nóc.

Trong chùa Kính Phúc, phần lớn những mảng trang trí là bào trơn đóng bén, chùa có gác chuông ở phía sau, trên treo một quả chuông bằng đồng thau, không khắc chữ. Ngoài quả chuông, chùa còn có chiếc khánh đồng, kích cỡ khoảng 0,80 x 0,60 m, có hàng chữ Kính Phúc Tự Khánh và năm đúc chuông là Tự Đức thứ 24, năm Tân Mùi (1871) đời Nguyễn.

Du khách muốn viếng thăm chùa Kính Phúc có thể xuất phát từ Hà Nội theo quốc lộ 2 đến khu công nghiệp Bình Xuyên, đi khoảng 2 km là đến Hương Canh và chùa Kính Phúc.

Quá trình tôn tạo

Năm Tân Tỵ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22 (1761), chùa Kính Phúc được trùng tu.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vì ở gần Bốt Đen nên chùa trở thành hoang phế, hệ thống tượng bị thất thoát nhiều. Sau khi hoà bình lập lại, có các nghệ nhân là ông Thảo (xóm Lò Cang), ông Tuệ (làng Hương), đã bổ sung những pho tượng bị huỷ hoại.

Năm 2000, chùa Kính Phúc được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Chùa Kính Phúc rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Chùa Kính Phúc



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Chùa #Kính #Phúc

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng