Chùa Báo Ân (Vĩnh Lộc) [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Chùa Báo Ân (Vĩnh Lộc) gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Chùa Báo Ân (Vĩnh Lộc) nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Chùa Báo Ân – Vĩnh Lộc khởi thuỷ của chùa Báo Ân chỉ là một am nhỏ gọi là “Am Lộc Sơn tự”, đến thời Hậu Lê trước thế kỷ 16 mới xây dựng thành chùa. Sau này, chúa Trịnh đã đổi tên từ “Am Lộc Sơn tự” thành “Báo Ân tự”. Thời kỳ phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19, chùa Báo Ân là nơi thường trú, nơi lui tới của các lãnh tụ và nghĩa quân Hùng Lĩnh dưới sự lãnh đạo của ông Nghè Tống Duy Tân. Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, chùa Báo Ân là nơi liên lạc, ẩn náu của các chiến sĩ cộng sản.

Hiện trạng

Trải qua tác động của thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, chùa Báo Ân đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Hiện vật chùa còn lại là tấm bia đá “Viên Quang tháp nội bia ký” tạo tác năm 1852, đã bị vỡ và hai pho tượng đồng (pho tượng Di lặc đặt trên bệ hình tròn, vân mây có đường kính đáy 70cm, cao 60 cm, trọng lượng 78kg và pho tượng Thích Ca Mâu Ni thành đạo, đường kính đáy 35cm, cao 50cm, trọng lượng 28kg). Ngoài ra, trong chùa còn lưu giữ bốn câu thơ ca ngợi vẻ đẹp của chùa Báo Ân xưa.

Năm 2002, chùa Báo Ân đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Năm 2008, được sự quan tâm của các cấp chính quyền cùng sự cung tiến của các tăng ni phật tử, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã trùng tu, tôn tạo chùa Báo Ân. Chùa được xây dựng trên nền đất cao hơn nhiều so với nền cũ của chùa với vẻ đẹp uy nghi, bề thế theo phong cách kiến trúc thời Trần.

Đầu năm 2010, chùa được khánh thành một cách trọng thể, thu hút đông đảo bà con trong làng, xã và con cháu làng Bồng Thượng ở khắp nơi về dâng hương. Đến nay, chùa Báo Ân đã trở thành nơi được nhiều du khách yêu thích tìm đến chiêm bái, vãn cảnh.

Lễ hội

Chùa Báo Ân còn gắn với lễ hội Rước Nước được tổ chức từ ngày 27 đến 29 tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ hội diễn ra với nhiều nghi lễ trang nghiêm, những chiếc thuyền rồng và giọng hát, điệu múa chèo thuyền giữa dòng sông Mã trong xanh với ý nghĩa cầu quốc thái dân an, cầu mùa màng và sự bình yên, no đủ. Những trò chơi, trò diễn dân gian như: so đẩy gậy, kéo co của chị em, cờ người, tổ tôm, bài điếm của các bậc cao niên càng làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của một vùng quê giàu truyền thống, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự lễ hội.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Chùa Báo Ân (Vĩnh Lộc) rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Chùa Báo Ân (Vĩnh Lộc)



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Chùa #Báo #Ân #Vĩnh #Lộc

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng