Căn cứ Ô Tà Sóc [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Căn cứ Ô Tà Sóc gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Căn cứ Ô Tà Sóc nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Khu di tích lịch sử Căn cứ Ô Tà Sóc (dịch nghĩa theo tiếng Khmer là Suối Ông Sóc) nằm trên ngọn Sà Lon thuộc núi Dài (Ngoạ Long Sơn), trong hệ thống dải Thất Sơn, thuộc xã Lương Phi, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang.

Ô Tà Sóc là một quần thể thiên nhiên với dòng suối quanh năm nước chảy, với nhiều hang động được thiên nhiên tạo ra bằng những tảng đá hàng chục, hàng trăm tấn chồng chất lên nhau, có các gộp đá, các hốc đá dọc theo bờ suối, xen kẻ là nhiều loại cây rừng hoang dại mọc lên từ chân đá. Toàn cảnh rừng cây và núi đá là địa hình phức tạp.

Ô Tà Sóc là căn cứ vững chắc của cách mạng, nơi tỉnh ủy An Giang và các cơ quan trọng yếu trú đóng từ cuối năm 1962. Tại đây tỉnh ủy xây dựng thành một tuyến phòng thủ đủ sức mạnh bằng những hàng rào bãi chông, trái nổ, cùng lòng can đảm của cán bộ, chiến sĩ dựa vào địa hình hiểm trở của rừng núi để bám trụ chiến đấu và chỉ đạo phong trào cách mạng trong toàn tỉnh.

Di tích

Ô Tà Sóc là một vùng sơn lâm hiểm trở. Từ năm 1962 đến 1967, nơi đây là căn cứ của Tỉnh ủy An Giang, có các cơ quan trực thuộc: Quân sự, An ninh, Binh vận, Dân vận, Mặt trận, Tuyên huấn, Tổ chức, Kiểm tra và các đoàn thể Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ. Với hệ thống hang động và đường mòn nối liền các cơ quan từ Bụng Ông Địa – Lương Phi (Tổ giao liên Tỉnh ủy) đến Ô Vàng – Lê Trì (Ban An ninh, Binh vận, Đài Minh ngữ), vồ Út Mươi (Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh) có bán kính gần 3 km; mà trung tâm điểm là điện Trời Gầm, nơi đặt cơ quan Tỉnh ủy.

Từ căn cứ này, Tỉnh ủy An Giang đã chỉ đạo quân và dân tỉnh nhà tấn công tiêu diệt, làm tan rã hoàn toàn lực lượng vũ trang thổ phi ở vùng rừng núi và ven biên giới; mở rộng vùng giải phóng và căn cứ kháng chiến; kiên cường đấu tranh phá tan hệ thống “ấp chiến lược” và “kế hoạch Bình Định”; góp phần đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, ngụy.

Thắng lợi đấu tranh vũ trang, chính trị và thành quả cách mạng đã đạt được trong thời gian này đã củng cố vững chắc vùng giải phóng và xây dựng lực lượng 3 thứ quân, lực lượng cách mạng trong vùng địch, chuẩn bị điều kiện cho thời cơ mới tiếp theo. Khi Tỉnh ủy và các cơ quan dời đi nơi khác, Ô Tà Sóc là căn cứ dự phòng của tỉnh và được các đơn vị như Phân ban Tỉnh ủy, Ban Chỉ huy Tiền phương cùng lực lượng vũ trang tỉnh, huyện và bộ đội chủ lực Miền tiếp tục bám trụ và chiến đấu oanh liệt, đương đầu với hơn 360 trận càng quét lớn nhỏ, với mọi loại phương tiện chiến tranh và vũ khí hiện đại của Mỹ, ngụy. Ta tiêu diệt địch, phá hỏng nhiều phương tiện chiến tranh, giữ vững căn cứ. Nhiều cán bộ, chiến sĩ và đồng bào đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, anh dũng hy sinh.

Với những dấu ấn lịch sử đặc biệt đó, căn cứ Ô Tà Sóc đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia theo quyết định số 52/2001/ QĐ-BVHTT, ngày 28 tháng 12 năm 2001.

Điểm đến

Từ chân núi Sà Lon, du khách có thể đi lần theo những bậc đá quanh co, khúc khuỷu để khám phá Ô Tà Sóc. Cảnh vật hai bên đường hoang vu, thơ mộng. Du khách sẽ gặp những lạch nhỏ nước trong vắt chảy róc rách len qua muôn ngàn phiến đá thiên hình vạn trạng. Xen giữa đá núi, cây rừng hoang dại là những cây xoài, điều, mít, chuối xanh mướt.

Rừng Ô Tà Sóc có rất nhiều chim, dễ dàng bắt gặp những chú chim chìa vôi lửa nhảy nhót, hót líu lo trên những vồ đá cheo leo. Chim sâu ríu rít trong những tán trâm rừng chín mọng. Thỉnh thoảng du khách còn được nghe tiếng chim “bắt cô trói cột” đồng vọng, xa xăm giữa núi rừng hoang vắng. Trên đường còn gặp các bác nông dân, các cô gái Khmer gánh củi, chuối, rau quả từ trên rẫy về rất khoan thai, thư thả. Cuộc sống nơi rẻo đất hẻo lánh này thật thanh bình, yên ả.

Đến Ô Tà Sóc, xâm nhập vào điện Trời Gầm, hang Phụ Nữ, Hang Quân Y, hang Hậu Cần… du khách được chứng kiến sự kỳ vĩ của thiên nhiên, những khối đá granit khổng lồ chồng chất, ăn thông nhau như một mê cung kỳ bí! Đến với đồi Ma Thiên Lãnh huyền thoại, du khách sẽ được nghe câu chuyện cảm động về những chiến sĩ đã hy sinh trong hang đá. Ở trên đỉnh Ma Thiên Lãnh ta có thể quan sát một vùng rộng lớn từ Ô Tà Sóc vòng qua xóm Mới, lên xóm Thúng của xã Lương Phi. Trên đồi, có nhiều cổ thụ như bằng lăng, sao, dầu, vông rừng, sung núi… và rất nhiều cây thuộc họ dây leo chằng chịt bám vào đá núi.

Về Ô Tà Sóc thăm chiến trường xưa, khám phá những hang động, dạo chơi và tìm hiểu cuộc sống của bà con Khmer sẽ một hành trình du lịch khó quên.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Căn cứ Ô Tà Sóc rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Căn cứ Ô Tà Sóc



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Căn #cứ #Tà #Sóc

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng