Biệt Điện Bảo Đại – Bảo Tàng Tỉnh Đắk Lắk [Khám Phá Vẻ Đẹp]

Mục lục

Chào mừng bạn đến với Top9.com.vn. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá Biệt Điện Bảo Đại – Bảo Tàng Tỉnh Đắk Lắk gồm có những vẻ đẹp, văn hoá, ẩm thực và con người nơi đây như thế nào nhé

Biệt Điện Bảo Đại – Bảo Tàng Tỉnh Đắk Lắk nằm ở đâu của nước ta?


Dưới đây là một số bài viết về chủ đề khám phá, địa điểm tham quan du lịch được chúng tôi liên tục cập nhật hằng ngày tại website top9.com.vn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Biệt Điện Bảo Đại – Bảo Tàng Tỉnh Đắk Lắk .Biện Điện là một công trình kiến trúc gần gũi và mộc mạc với nét đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên vừa có dáng nhà rông, lại có dáng nhà sàn của người Êđê hơn nữa lại có dáng nhà trệt của người M’Nông, đã ăn nhập với đời sống của con người nơi đây. Dựa vào công văn số 402/CV/BTBT ngày 16-2-1998 của Bộ Văn hóa – Thông tin thì ngôi Biệt Điện này với tuổi thọ trên 80 năm đã trở thành một công trình kiến trúc cổ. Khuôn viên Biệt Điện rất đa dạng về chủng loại và kích thước,là nơi duy nhất trong thành phố có nhiều cây nguyên sinh và cây cổ thủ với tuổi thọ hàng trăm năm như: cây long não, bằng lăng ối, châm mũi nhọn, sao đen….Nổi bật nhất là 2 cây long não đối xứng 2 bên cổng vào Biệt Điện với chu vi gốc trên 8m và tán lá bao trùm hơn 200m2. Đây có thể là một trong những cây long não lớn nhất Việt Nam.

Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật, hình ảnh có giá trị. Bảo tàng là một không gian thu nhỏ của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ với các loài động, thực vật; cây công nghiệp chủ lực của vùng và về văn hóa của 44 dân tộc cùng sinh sống tại Đắk Lắk, trong đó có không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và các tập quán sinh hoạt, làm việc, cùng các vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện rõ nét. Hơn thế nữa Bảo tàng có trưng bày các vật khảo cổ, vật dụng, hình ảnh và tư liệu về 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Con người Tây Nguyên không những gần gũi trong sinh hoạt mà còn rất anh dũng trong đấu tranh giải phóng dân tộc.

Mục lục:
Ẩn
1
Bảo tàng bao gồm ba khu trưng bày chính trên tầng 2 của tòa nhà:

2
Khu giữa: Đa dạng sinh học.

3
Khu bên trái: văn hóa dân tộc.

4
Khu bên phải: Lịch sử.

Bảo tàng bao gồm ba khu trưng bày chính trên tầng 2 của tòa nhà:

Khu giữa: Đa dạng sinh học.

Không gian trưng bày hiện vật, hình ảnh về hệ sinh thái và thổ nhưỡng của Tây Nguyên như là:

Rừng: thủy tùng, cẩm xe, gỗ xưa, cẩm lai…và các loại thuốc dân gian;
Động vật: báo, gấu chó, chồn bay…;
Khu sinh thái: hồ Lắk, thác Đray Nur;
Thổ nhưỡng: đất đỏ bazan, đất sét, đất xám…;
Cây công nghiệp: cây cà phê (còn được gọi là vàng đen), cao su (còn được gọi là vàng trắng)[4], tiêu…;

Khu bên trái: văn hóa dân tộc.

Không gian trưng bày hiện vật, hình ảnh về đời sống, sinh hoạt của con người Tây Nguyên tiêu biểu là người Êđê bản địa ngoài ra còn các dân tộc bản địa khác và một số dân tộc nhập cư như là:

Nông nghiệp: gùi, các dụng cụ trồng lúa của người bản địa;
Săn bắn hái lượm: thuyền độc mộc, giỏ, lao;
Dụng cụ bắt voi và thuần dưỡng voi;
Nhà dài và không gian trong nhà: ghế dài, bếp lửa, đồ trang sức;
Trang phục: Già làng, thầy cúng;
Nghề thủ công: diệt thổ cẩm, dệt chiếu, làm đồ gốm cuộn vải, lò rèn hơi bằng ống tre;
Cồng chiêng Tây Nguyên: cồng chiêng của người Êđê và Jarai;
Rượu cần Tây Nguyên với kích thước các chum to nhỏ khác nhau;
Nhạc cụ dân tộc: đàn đá,
Tang lễ: lễ bỏ mả và tượng nhà mồ;
Trang phục của một số dân tộc bản địa và các dân tộc nhập cư khác: người M’Nông, người Việt, người Dao, người Thái…;

Khu bên phải: Lịch sử.

Không gian trưng bày hiện vật, hình ảnh về vật dụng của người cổ đại, vũ khí chiến đấu phục vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngoài ra, còn các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đầu những năm hòa bình,…

Hóa thạch: hình ảnh ốc hóa thạch;
Đồ khảo cổ: trống đồng Đông Sơn, cồng chiêng, chén đĩa cổ và các dụng cụ dùng trong sinh hoạt thời kháng chiến;
Các hình ảnh và tư liệu về các chiến dịch trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc: chiến dịch 1930-1954 (tiền, hình ảnh về nhà đày Buôn Ma Thuột, đồ dùng cách mạng); chiến dịch 1954-1975 (súng các loại, giường cách mạng); từ 1975 cho đến nay (máy đánh chữ, điện thoại, máy cưa, các con dấu của tư lệnh, cột mốc biên giới giữa Việt Nam và Campuchia năm 2007.


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu thêm được nhiều thông tin bổ ích ở Biệt Điện Bảo Đại – Bảo Tàng Tỉnh Đắk Lắk rồi đấy! Nếu còn thiếu sót thông tin gì về nơi đây, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cập nhật bổ sung nhiều thông tin đầy đủ hơn cho người khác được biết.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những địa chỉ tham quan khác, bạn hãy truy cập ở đây: https://top9.com.vn/dia-diem-du-lich/.

Từ khoá tìm kiếm về chủ đề tham qua, khám phá Biệt Điện Bảo Đại – Bảo Tàng Tỉnh Đắk Lắk



#địa #chỉ #tham #quan #du #lịch #và #Khám #phá #vẻ #đẹp #của #Biệt #Điện #Bảo #Đại #Bảo #Tàng #Tỉnh #Đắk #Lắk

Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm trang tin của chúng tôi. Chúng tôi luôn chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!


Nguồn: Foox

vote post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chuyên mục

Đóng

Thời Tiết

Đóng

Liên Hệ

Đóng